Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phong trào nông dân Đàng Ngoài có ý nghĩa gì đối với Đại Việt thế kỉ XVIII?

  • A. Đời sống nhân dân được nâng cao về mọi mặt. 
  • B. Chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài. 
  • C. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc, toàn diện của chế độ phong kiến.
  • D. Đất nước bước sang một giai đoạn mới phát triển hơn trước.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Đàng Trong từ giữa thế kỷ XVIII?

  • A. Bộ máy quan lại tham nhũng.
  • B. Ruộng đất bị địa chủ, cường hào lấn chiếm.
  • C. Chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề.
  • D. Đời sống nhân dân được cải thiện.

Câu 3: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ năm 1771 là do nguyên nhân nào sau đây? 

  • A. Mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền Đàng Trong.
  • B. Mâu thuẫn giữa ba anh em Tây Sơn và chúa Nguyễn.
  • C. Nguy cơ xâm lược của quân Xiêm.
  • D. Yêu cầu khai phá vùng đất phía Nam.

Câu 4: Căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là ở đâu?

  • A. Tây Sơn thượng đạo.
  • B. Tây Sơn hạ đạo.
  • C. Quảng Nam.
  • D. Bình Thuận.

Câu 5: Trong bối cảnh nào Nguyễn Nhạc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn?

  • A. Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ một vùng rộng lớn.
  • B. Nghĩa quân Tây Sơn đối mặt với tình thế bất lợi.
  • C. Chúa Trịnh hoà hoãn với chúa Nguyễn.
  • D. Chúa Nguyễn bị bắt, giết.

Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?

  • A. Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ một vùng rộng lớn (1774).
  • B. Nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định (1776 – 1783).
  • C. Nghĩa quân Tây Sơn tiến đánh, bắt giết chúa Nguyễn (1777). 
  • D. Chúa Nguyễn xin hàng, trao quyền cho nghĩa quân Tây Sơn.

Câu 7: Quân Tây Sơn giành được thắng lợi quan trọng nào vào ngày 19 – 1 – 17857?

  • A. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.
  • B. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh.
  • C. Tiêu diệt quân Xiêm xâm lược.
  • D. Tiêu diệt quân Thanh xâm lược.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)?

  • A. Trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử dân tộc.
  • B. Một trong những trận thuỷ chiến lớn của lịch sử dân tộc.
  • C. Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của phong trào Tây Sơn.
  • D. Trận thuỷ chiến đầu tiên đánh thắng quân Xiêm.

Câu 9: Đánh thắng quân Xiêm xâm lược có ý nghĩa lịch sử quan trọng thế nào đối với khởi nghĩa Tây Sơn?

  • A. Mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc.
  • B. Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của phong trào Tây Sơn. 
  • C. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trở thành phong trào dân tộc.
  • D. Hoàn thành nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm.

Câu 10: Quân Tây Sơn giành được thắng lợi quan trọng nào vào tháng 7 – 1786?

  • A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. 
  • B. Chiếm được thành Phú Xuân.
  • C. Giải phóng toàn bộ Đàng Trong.
  • D. Giải phóng toàn bộ Đàng Ngoài

Câu 11: Nhà Thanh viện cớ nào để xâm lược nước ta (cuối năm 1788)?

  • A. Vua Lê Chiêu Thống cầu cứu.
  • B. Chính quyền Lê – Trịnh sụp đổ. 
  • C. Nguyễn Ánh cầu cứu.
  • D. Chính quyền chúa Nguyễn sụp đó.

Câu 12: Trước thế mạnh của quân Thanh khi tiến vào Thăng Long, quân Tây Sơn không thực hiện kế sách nào sau đây?

  • A. Rút khỏi kinh thành Thăng Long.
  • B. Lui về phòng thủ ở phía nam.
  • C. Xây dựng phòng tuyến thuỷ – bộ liên hoàn. 
  • D. Chặn đánh quân Thanh ngay từ biên giới.

Câu 13: Chỉ trong vòng 5 ngày (từ đêm 30 đến mùng 5 Tết Kỷ Dậu), quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi quan trọng nào? 

  • A. Quét sạch quân Thanh xâm lược.
  • B. Giải phóng kinh thành Thăng Long.
  • C. Hoàn thành thống nhất đất nước. 
  • D. Lật đổ chính quyền phong kiến.

Câu 14: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược?

  • A. Chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. 
  • B. Một trong những chiến công vĩ đại trong lịch sử dân tộc.
  • C. Quét sạch toàn bộ quân xâm lược.
  • D. Hoàn thành thống nhất đất nước.

Câu 15: Ở Đàng Ngoài, trong các thế kỉ XVI – XVIII, nền sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng là do

  • A. những cuộc xung đột kéo dài.
  • B. thủ công nghiệp được chú trọng hơn.
  • C. diện tích ruộng công tăng lên.
  • D. chưa thực hiện chính sách khai hoang.

Câu 16: Tình trạng nào diễn ra ngày càng phổ biến trong nông nghiệp Đàng Ngoài ở các thế kỉ XVI – XVIII?

  • A. Ruộng tư bị biến thành ruộng công. 
  • B. Ruộng công bị biến thành ruộng tư.
  • C. Hình thành tầng lớp địa chủ lớn. 
  • D. Nông dân được chia ruộng đất.

Câu 17: Tình hình nông nghiệp Đàng Trong có gì khác với nông nghiệp Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII

  • A. Có bước phát triển rõ rệt.
  • B. Sa sút nghiêm trọng.
  • C. Nông dân bị bắn cùng hoá.
  • D. Địa chủ lớn lấn chiếm đất.

Câu 18: Sự phát triển của nông nghiệp đã có tác động nào đến xã hội Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII? 

  • A. Hình thành tầng lớp quan lại. 
  • B. Bắt đầu hình thành tầng lớp địa chủ.
  • C. Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
  • D. Bắt đầu phân hoá xã hội. 

Câu 19: Điểm chung của tình hình thủ công nghiệp nhà nước ở Đàng Trong và Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII là gì?

  • A. Các quan xưởng không còn hoạt động. 
  • B. Các quan xưởng chỉ sản xuất vũ khí.
  • C. Các quan xưởng vẫn được duy trì.
  • D. Các quan xưởng chỉ may trang phục.

Câu 20: Tình hình thủ công nghiệp trong nhân dân ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII

  • A. phát triển mạnh mẽ hơn trước. 
  • B. kém phát triển hơn trước.
  • C. chỉ phát triển nghề gốm.
  • D. chỉ phát triển nghề dệt.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác