Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Kết nối tri thức giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Ý nào không đúng về lý do khiến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX? 

  • A.Chủ nghĩa tư bản phát triển trong điều kiện tương đối hoà bình.
  • B. Đẩy mạnh xâm lược và cướp bóc thuộc địa.
  • C. Các nước cùng hợp tác để phát triển. 
  • D. Áp dụng nhiều phát minh khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Câu 2: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?

  • A. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. 
  • B. Đầu thế kỉ XIX.
  • C. Cuối thế kỉ XVIII.
  • D. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

Câu 3: Biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là 

  • A. xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản.
  • B. sự hình thành các công ty độc quyền dưới các hình thức khác nhau ở các nước tư bản.
  • C. các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
  • D. mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản diễn ra gay gắt. 

Câu 4: Từ cuối thế kỉ XIX, tình hình kinh tế nước Anh như thế nào?

  • A. Dẫn đầu thế giới.
  • B. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Đức.
  • C. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Pháp. 
  • D. Lạc hậu nhất trong các nước tư bản phương Tây.

Câu 5:  Các công ty độc quyền ở Anh xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là

  • A. trong công nghiệp và tài chính. 
  • B. trong nông nghiệp.
  • C. trong thương mại.
  • D. trong lĩnh vực ngân hàng.

Câu 6: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại vào cuối thế kỉ XIX là gì?

  • A. Do các nước tư bản phương Tây phát triển vượt bậc.
  • B. Do hậu quả nặng nề của cuộc Chiến tranh Pháp – Phổ. 
  • C. Do nông nghiệp ở trong tình trạng sản xuất nhỏ, lạc hậu.
  • D. Nền Cộng hoà thứ ba ở Pháp được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các.

Câu 7: Diện tích thuộc địa của Pháp đứng hàng thứ mấy so với các nước đế quốc khác?

  • A. Thứ nhất.
  • B. Thứ hai.
  • C. Thứ ba.
  • D. Thứ tư.

Câu 8: Đến những năm cuối thế kỉ XIX, điểm nổi bật nhất của nền công nghiệp Đức là

  • A. đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
  • B. vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).
  • C. xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp. 
  • D. trở thành nước công nghiệp.

Câu 9: Vì sao trong chính sách đối ngoại, giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang?

  • A. Để giành thế đối trọng về sức mạnh quân sự với các nước đế quốc khác.
  • B. Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn các nước trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp.
  • C. Vì Đức muốn trở thành nước bá chủ thế giới
  • D. Vì giới cầm quyền muốn xây dựng chế độ quân chủ lập hiến. 

Câu 10: "Vua" độc quyền khổng lồ ở Mỹ là

  • A. "vua dầu mỏ" Rốc-phe-lơ.
  • B. "vua thép" Moóc-gân.
  • C. "vua ô tô" Pho.
  • D. Rốc-phe-lơ, Moóc-gân, Pho,..

Câu 11: Vào thập kỷ cuối thế kỉ XIX, Mỹ gây chiến với Tây Ban Nha vì

  • A. Tây Ban Nha đe dọa chủ quyền của Mỹ. 
  • B. Mỹ âm mưu chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha.
  • C. Mỹ muốn phô trương sức mạnh của mình.
  • D. Mỹ giúp đỡ Cu-ba và Phi-líp-pin giành độc lập.

Câu 12: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nguy cơ nào do các nước đế quốc gây ra chi phối trực tiếp đến lịch sử của nhiều nước châu Á, châu Phi, trong đó có Việt Nam?

  • A. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế. 
  • B. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.
  • C. Tăng cường xâm lược thuộc địa.
  • D. Chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới.

Câu 13: Giai cấp công nhân ra đời là do hệ quả của

  • A. cách mạng tư sản.
  • B. các cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu.
  • C. cách mạng công nghiệp.
  • D. cách mạng vô sản.

Câu 14: Phong trào Hiến chương là một phong trào rộng lớn, có tổ chức của

  • A. công nhân Pháp.
  • B. công nhân Anh.
  • C. công nhân Hà Lan. 
  • D. công nhân Đức.

Câu 15: Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản là văn kiện hoặc tác phẩm nào? 

  • A. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
  • B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. 
  • C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
  • D. Tuyên ngôn của những người cộng sản.

Câu 16: Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản do ai soạn thảo?

  • A. C. Mác.
  • B. Ph. Ăng-ghen.
  • C. V. I. Lê-nin.
  • D. C. Mác và Ph. Ăng-ghen.

Câu 17: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là một văn kiện quan trọng với những luận điểm cơ bản

  • A. về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân.
  • B. về vai trò và sứ mệnh của giai cấp tư sản.
  • C. về sự thành lập nền chuyên chính vô sản.
  • D. về sự phát triển của xã hội loài người. 

Câu 18: Quốc tế thứ nhất được thành lập vào năm nào?

  • A. Năm 1848.
  • B. Năm 1864
  • C. Năm 1876. 
  • D. Năm 1895.

Câu 19: Quốc tế thứ hai được thành lập vào năm nào?

  • A. Năm 1848.
  • B. Năm 1864
  • C. Năm 1889.
  • D. Năm 1895.

Câu 20: Cơ quan cao nhất của Nhà nước kiểu mới ở Pháp là

  • A. Chính phủ lâm thời
  • B. Hội đồng Xô viết.
  • C. Hội đồng Công xã.
  • D. Uỷ ban Công xã.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác