Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Kết nối tri thức giữa học kì 2 ( Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cơ quan cao nhất của Nhà nước kiểu mới ở Pháp được bầu ra theo nguyên tắc

  • A. tiến cử.
  • B. bầu cử.
  • C. căn cứ vào vai trò của từng cá nhân trong cách mạng. 
  • D. phổ thông đầu phiếu.

Câu 2: Đỉnh cao trong phong trào công nhân Mỹ là cuộc đấu tranh của công nhân

  • A. Bô-xtơn.
  • B. Si-ca-go.
  • C. Phi-la-den-phi-a.
  • D. Niu Đốc.

Câu 3:  Cuối thế kỉ XIX, do kết quả của việc truyền bá học thuyết Mác ở nhiều nước tư bản đã dẫn đến sự thành lập

  • A. các đảng, nhóm có khuynh hướng tiến bộ của giai cấp công nhân. 
  • B. một số đảng và tổ chức cộng sản.
  • C. các nhóm truyền bá chủ nghĩa Mác.
  • D. các nhóm có khuynh hướng mác-xít.

Câu 4: Cuối thế kỉ XIX, trước sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế đã đặt ra yêu cầu thành lập

  • A. Quốc tế Cộng sản.
  • B. tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân. 
  • C. cơ quan lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế.
  • D. tổ chức thống nhất hành động của công nhân quốc tế.

Câu 5: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã diễn ra vì

  • A. tranh giành thuộc địa.
  • B. sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc.
  • C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa. 
  • D. tranh giành quyền sở hữu các công ty độc quyền lớn.

Câu 6: Nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  • A. Các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa. 
  • B. Anh – Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.
  • C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát ở Xéc-bi.
  • D. Đức tuyên chiến với Nga, sau đó là Pháp.

Câu 7: Chiến tranh nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh thế giới vì

  • A. chiến tranh lan rộng nhiều nước châu Âu.
  • B. cuộc chiến tranh đã lôi cuốn 38 nước trên thế giới tham chiến và nhiều thuộc địa cũng bị lôi cuốn vào vòng khói lửa. 
  • C. nhiều loại vũ khí hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ đều được sử dụng trong chiến tranh.
  • D. tham gia chiến tranh có một số nước châu Âu và cả nước Mỹ ở phía tây bán cầu.

Câu 8: Thành tựu nổi bật nhất của phong trào cách mạng thế giới trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra là

  • A. Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ hai ở Nga (2 – 1917) giành thắng lợi.
  • B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, nước Nga Xô viết ra đời.
  • C. Cách mạng tháng 11 – 1918 ở Đức đã lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hoà.
  • D. Phong trào cách mạng dáng cao ở nhiều nước châu Âu, châu Á, kết thành làn sóng mạnh mẽ.

Câu 9: Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
  • B. Khoảng 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
  • C. Nền kinh tế các nước châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh.
  • D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 10: Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất

  • A. một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.
  • B. một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.
  • C. một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết.
  • D. một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo – Hung.

Câu 11: Tình hình nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 là

  • A. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản.
  • B. Nga hoàng đầy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Đức và các nước đồng minh của Đức.
  • C. phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng. 
  • D. chế độ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ, những nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân, nông dân.

Câu 12: Tình hình chính trị đặc biệt ở nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 là

  • A. bộ máy chính quyền của giai cấp công nhân, nông dân và binh lính được thiết lập. 
  • B. chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hòa tư sản được thiết lập.
  • C. hai chính quyền song song tồn tại – Chính phủ lâm thời tư sản và các xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính. 
  • D. nhân dân Nga ủng hộ chính quyền mới tiếp tục tham gia chiến tranh thế giới nhằm giành lại những vùng lãnh thổ đã mất.

Câu 13: Đêm 25/10 (07/11 theo dương lịch) năm 1917, một sự kiện và cũng trong đại đã diễn ra ở nước Nga là

  • A. V. I Lênin bí mật từ Phần Lan về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng. 
  • B. dưới sự chỉ huy trực tiếp của V. L. Lê-nin, quân khởi nghĩa đã chiếm được Thủ đô Pê-tơ-rô-grát, bao vây Cung điện Mùa Đông.
  • C. Chính phủ lâm thời sụp đổ, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Thủ đô. 
  • D. cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va.

Câu 14: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga? 

  • A. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột.
  • B. Đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới đại diện cho quyền lợi của người lao động.
  • C. Đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
  • D. Tạo điều kiện cho V. I. Lê-nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân thế giới.

Câu 15: Việc phát minh ra máy hơi nước đã tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của ngành nào?

  • A. Công nghiệp chế tạo vũ khí.
  • B. Hàng không.
  • C. Giao thông vận tải đường thuỷ và đường bộ.
  • D. Tất cả các ngành trên.

Câu 16: Phát minh nào sau đây không phải là thành tựu về khoa học trong các the ki XVIII-XIX?

  • A. Công bố "bản đồ gen người". 
  • B. Định luật bảo toàn về vật chất và năng lượng.
  • C. Thuyết tiến hoá và di truyền.
  • D. Định luật vạn vật hấp dẫn.

Câu 17: Thành tựu tiêu biểu nhất về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX là

  • A. chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.
  • B. kinh tế chính trị học tư sản.
  • C. chủ nghĩa xã hội không tưởng. 
  • D. chủ nghĩa xã hội khoa học.

Câu 18: Trong số các danh nhân sau, danh nhân nào không phải là người Nga?

  • A. A. Pu-skin.
  • B. I. Lê-vi-tan.
  • C. Lép Tôn-xtôi.
  • D. Ph. Gôi-a.

Câu 19: Năm 1807, nước Mỹ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực kỹ thuật? 

  • A. Sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
  • B. Đóng được tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.
  • C. Phát minh ra máy điện tín. 
  • D. Chế tạo được loại xe lửa có nhiều toa.

Câu 20: Tác dụng của văn học tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân là gì?

  • A. Vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, đấu tranh cho tự do hạnh phúc và chính nghĩa.
  • B. Dùng văn học làm vũ khí chống bọn cầm quyền.
  • C. Ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân. 
  • D. Cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác