Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sự kiện nào diễn ra năm 1558 là dấu mốc quan trọng làm cho quá trình đi dân khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh?
A. Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá.
- B. Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên.
- C. Chúa Nguyễn lập dinh Thái Khang
- D. Chúa Nguyễn lập phủ Gia Định.
Câu 2: Đoạn ghi chép sau của sử Triều Nguyễn nói về nhân vật nào?
“Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt... được dân mến phục... Nghiệp để dựng lên, thực là xây nền từ đẩy.”
- A. Chúa Trịnh.
- B. Nguyễn Kim.
- C. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên.
D. Chúa Nguyễn Hoàng.
Câu 3: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, các chúa Nguyễn đã không thực hiện việc nào dưới đây?
- A. Xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Đàng Trong.
- B. Củng cố việc phòng thủ vùng đất Thuận – Quảng.
C. Hoà hoãn với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
- D. Thực hiện chính sách khai hoang, khai phá các vùng đất mới.
Câu 4: Sự kiện nào diễn ra năm 1611 đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình khai phá vùng đất phía Nam của các chúa Nguyễn?
- A. Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá.
B. Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên.
- C. Chúa Nguyễn làm chủ vùng đất Nam Bộ.
- D. Chúa Nguyễn lập phủ Gia Định.
Câu 5: Ai là người có công lập ra đình Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) vào năm 1653.
- A. Chúa Nguyễn Hoàng.
- B. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên.
C. Chúa Nguyễn Phúc Tần.
- D. Chúa Nguyễn Phúc Ánh.
Câu 6: Sự kiện dinh Thái Khang được thành lập năm 1653 có ý nghĩa gì?
A. Mở đầu cho việc hình thành tỉnh Khánh Hòa ngày nay.
- B. Mở đầu cho việc khai phá vùng đất phía Nam.
- C. Hoàn thành việc khai phá vùng đất Nam Bộ ngày nay.
- D. Hoàn thành việc khai phá vùng đất phía Nam.
Câu 7: Phủ Gia Định được thành lập năm 1698 là dấu mốc quan trọng của người Việt vì
A. đã khẳng định bước tiến của công cuộc khai phá vùng đất phía Nam.
- B. đã mở đầu công cuộc khai phá vùng đất phía Nam.
- C. đã hoàn thành công cuộc khai phá vùng đất phía Nam.
- D. đã hoàn thiện hệ thống chính quyền ở vùng đất phía Nam.
Câu 8: Năm 1757 là dấu mốc gắn với thành tựu nào trong công cuộc khai phá vùng đất phía Nam của các chúa Nguyễn?
- A. Phủ Phú Yên được thành lập.
- B. Đình Thái Khang (Khánh Hoà) được thành lập.
- C. Phủ Gia Định được thành lập.
D. Hệ thống chính quyền ở Nam Bộ được hoàn thiện.
Câu 9: Tư liệu nào sau đây là bằng chứng cho việc thực thi chủ quyền đối vớ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn trong các thế k XVII-XVIII?
- A. Bản đồ Hồng Đức.
B. Bản đồ do Đỗ Bá vẽ.
- C. Mộc bản Triều Nguyễn.
- D. An Nam đại quốc họa đồ.
Câu 10: Hoạt động khai thác, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn ở thế kỷ XVII - XVIII được thực hiện qua tổ chức nào?
- A. Các đội dân binh, thuỷ binh.
B. Đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải.
- C. Binh lính, nhân dân.
- D. Đội Hoàng Sa, Trường Sa.
Câu 11: Vào giữa thế kỉ XVIII, tình hình chính quyền phong kiến Đàng Ngoài có điểm gì nổi bật?
A. Lâm vào khủng hoảng sâu sắc.
- B. Chính quyền được củng cố về mọi mặt.
- C. Vua Lê nắm thực quyền.
- D. Chúa Trịnh thực hiện các cải cách.
Câu 12: Bối cảnh lịch sử nào đã dẫn đến bùng nổ phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII?
A. Cuộc sống của nông dân khó khăn về mọi mặt.
- B. Chính quyền phong kiến đàn áp nhân dân.
- C. Quan lại ngạo mạn, hách dịch.
- D. Nông dân phải đi xây nhiều chùa lớn.
Câu 13: Tình trạng “có người vì thuế sơn sống mà chặt cây sơn; vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thuế cá tôm mà cất giấu chài lưới, ...” mô tả điều gì về tình hình kinh tế nước ta giữa thế kỉ XVIII?
- A. Nông nghiệp kém phát triển vì tô thuế nặng nề.
- B. Thủ công nghiệp, thương nghiệp sa sút.
C. Nông nghiệp, thủ công nghiệp sa sút vì tô thuế nặng nề.
- D. Thương nghiệp kém phát triển.
Câu 14: Cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo đã xây dựng căn cứ ở đâu?
- A. Sơn Tây.
- B. Thanh Hoá.
C. Điện Biên
- D. Vĩnh Phúc.
Câu 15: Điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo là gì?
A. Góp phần bảo vệ vùng biên giới Tây Bắc.
- B. Lật đổ được chính quyền vua Lê, chúa Trịnh.
- C. Chia ruộng đất cho nhân dân.
- D. Uy hiếp kinh thành Thăng Long.
Câu 16: Cuộc khởi nghĩa do ai lãnh đạo đã xây dựng căn cứ ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc rồi mở rộng hoạt động ra các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang?
- A. Nguyễn Dương Hưng.
- B. Nguyễn Hữu Cầu.
- C. Hoàng Công Chất.
D. Nguyễn Danh Phương.
Câu 17: Cuộc khởi nghĩa nông dân nào diễn ra trong 10 năm (1741 – 1751) có địa bàn hoạt động chính là ở Đồ Sơn, Vân Đồn và tấn công uy hiếp kinh thành Thăng Long?
- A. Nguyễn Dương Hưng.
B. Nguyễn Hữu Cầu.
- C. Hoàng Công Chất.
- D. Nguyễn Danh Phương.
Câu 18: Kết quả chung của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ X là gì?
A. Đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt.
- B. Đều giành được thắng lợi.
- C. Thu hút nông dân cả nước tham gia.
- D. Lật đổ được chính quyền vua Lê.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỷ XVIII?
- A. Thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
- B. Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức
C. Làm cho chính quyền Lê – Trịnh sụp đổ.
- D. Giáng đòn mạnh mẽ vào chính quyền phong kiến.
Câu 20: Phong trào nông dân đã có tác động gì đến chính quyền phong kiến Đàng Ngoài thế kỉ XVII .
A. Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách tiến bộ.
- B. Buộc vua Lê phải trao lại quyền hành cho người dân.
- C. Chấm dứt cục diện vua Lê - chúa Trịnh.
- D. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng của nhà nước phong kiến
Bình luận