Đáp án Lịch sử 8 Kết nối bài 7 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Đáp án bài 7 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII

MỞ ĐẦU

Vào thế kỉ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài đã diễn ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất,... lãnh đạo. Theo em, các cuộc khởi nghĩa đó đã có tác động như thế nào đến tình hình Đại Việt?

Giải rút gọn:

Các cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỷ XVIII ở Đàng Ngoài đã làm suy yếu chính quyền Lê - Trịnh, phản ánh ý chí đấu tranh của nhân dân và thúc đẩy các phong trào chống áp bức sau này.

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Câu hỏi: Khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong mục, hãy nêu một số nét chính về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài.

Giải rút gọn:

Bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài bao gồm:

+ Chính trị: Vua, quan lạm dụng quyền lực, không quản lý triều chính.

+ Kinh tế: Nhà nước không chú trọng phát triển, dẫn đến suy kiệt.

+ Xã hội: Đời sống nhân dân khó khăn, mâu thuẫn giai cấp gay gắt. 

=> Tất cả đã thúc đẩy nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.

II. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN CỦA PHONG TRÀO NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI

Câu hỏi: Khai thác lược đồ hình 7.1 (SGK, tr.31) và thông tin trong mục, hãy cho biết thời gian bùng nổ, diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Giải rút gọn:

Thời gian và diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa Đàng Ngoài thế kỷ XVIII:

+ Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.

+ Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770) ở Thanh Hóa, Nghệ An.

+ Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751) hoạt động ở Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

+ Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751) trải rộng từ Đồ Sơn đến Nghệ An.

+ Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769) chủ yếu ở Điện Biên, Tây Bắc.

Các cuộc khởi nghĩa này thường kết thúc bằng việc nghĩa quân bị đàn áp, nhưng đã để lại ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất nổi bật với việc bảo vệ biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống, trong khi Nguyễn Hữu Cầu được nhớ đến với khẩu hiệu “cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo”.

III. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII

Câu hỏi: Hãy cho biết kết quả, ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII. 

Giải rút gọn:

Kết quả: Thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử.

Ý nghĩa:

+ Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công của nhân dân.

+ Làm lung lay chính quyền phong kiến Họ Trịnh. Chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang và đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn.

+ Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Lập sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Giải rút gọn:

Gợi ý:

BÀI 7: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) giới thiệu về một di tích hoặc lễ hội còn tồn tại đến ngày nay gắn với tên tuổi một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.  

Giải rút gọn:

Hội chọi trâu ở Đồ Sơn là một di tích văn hóa cổ xưa và lễ hội truyền thống của người dân vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng. Lễ hội này diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Việt Nam. Theo truyền miệng, hội chọi trâu có liên quan đến khởi nghĩa quận He. Khi Nguyễn Hữu Cầu mang quân về đây, dân trong vùng mang ba con trâu ra khao quân. Hữu Cầu định làm thịt ba con trâu đó để khao quân, nhưng bất ngờ chúng xông vào húc nhau. Quân sĩ của ông và nhân dân kéo nhau tới xem. Từ đó hàng năm, nhân dân vùng Đồ Sơn thường mở hội chọi trâu để tưởng nhớ Nguyễn Hữu Cầu.

Đền thờ Hoàng Công Chất nằm tại thành Bản Phủ (Chiềng Lê) ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Đền được xây dựng để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân. Đây là một di tích lịch sử văn hóa quan trọng ghi lại công lao to lớn của Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình, trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) - Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác