Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu một số nét chính về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII.

Trả lời:

Một số nét chính về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:

- Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng

sâu sắc. Phủ chúa giữ mọi quyền hành, quanh năm tổ chức hội hè, yến tiệc, phụng phí tiền của.

- Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Tình trạng hạn hán, lụt lội dẫn đến nạn mất mùa liên tiếp xảy ra. Đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ làm cho nhà cửa bị ngập, sản xuất nông nghiệp đình đốn. Thủ công nghiệp, thương nghiệp ngày càng sa sút, điêu tàn.

- Cuộc sống khó khăn về mọi mặt đã thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến.

Câu 2: Hãy cho biết thời gian bùng nổ, diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Câu 3: Hãy cho biết kết quả, ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.

Câu 4: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo mẫu:

Khởi nghĩa

Thời gian diễn ra

Địa bàn hoạt động

Kết quả

 

 

 

 

 

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Trả lời

Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

- Các cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt, chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.

- Quy mô: Cuộc khỏi nghĩa có quy mô rộng khắp Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

 

 

 

 

Câu 2: Tại sao các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII lại thất bại?

Trả lời:

Các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII lại thất bại vì:

- Nổ ra lẻ tẻ, không đồng thời.

- Chưa có sự liên kết, thống nhất hợp thành phong trào rộng lớn.

Câu 3: Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả:

- Mất mùa, lũ lụt liên tục xảy ra, ruộng đất bị bọn cường hào, địa chủ, quan lại chiếm khiến nông dân rơi vào tình cảnh đói khổ, bỏ làng đi tha hương cầu thực, xác người chết đói nằm ngổn nganh đầy đường.

- Nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm, hàng hóa: Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

=>Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

Câu 4: Nêu nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo các nội dung sau:

- Thời gian, số lượng:

- Pham vi hoạt động:

- Lực lượng tham gia:

- Mối quan hệ giữa các cuộc khởi nghĩa.

Trả lời:

Nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo các nội dung sau:

- Thời gian, số lượng : Thời gian kéo dài từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XVIII với hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ.

- Phạm vi hoạt động : khắp các trấn vùng đồng bằng Đàng Ngoài và vùng Thanh – Nghệ.

- Lực lượng tham gia : nông dân.

- Kết quả, ý nghĩa: thất bại; góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay, tạo tiền đề cho nghĩa quân Tây Sơn sau này tiến ra Đàng Ngoài lật đổ được thế lực họ Trịnh…

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Lập sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hiểu gì về ý nghĩa, tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đối với xã hội Đại Việt.

“Cuộc chiến đấu quyết liệt của nông dân được làm vua, thua làm giặc, cả đời khốn khổ chua cay, ước sao chỉ được một ngày làm vua đó, tuy chưa giành được thắng lợi, nhưng đã là hồi chuông báo động cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Đàng Ngoài, là những biểu hiện nổi bật, toàn diện của cuộc khủng hoảng đó”.

(Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam,

Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.204)

Câu 3: Trình bày một số hiểu biết của em về một di tích được xây dựng trong thời kì khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 5 dòng) về một di tích hoặc lễ hội còn tồn tại đến ngày nay gắn với tên tuổi một vị thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Câu 2: Dựa vào sự hiểu biết của em, hãy viết về một cuộc khởi nghĩa (khoảng 100 chữ) với các nội dung sau:

- Khởi nghĩa diễn ra khi nào? Ở đâu?

- Mục đích?

- Ai tham gia?

- Ai có liên quan?

- Họ đã hành động như thế nào?

- Kết quả?

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải Lịch sử 8 Kết nối bài 7 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII , giải Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức, giải Lịch sử và địa lí 8 kntt, giải Lịch sử và địa lí 8 KNTT bài 7, giải bài Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Bình luận

Giải bài tập những môn khác