Dễ hiểu giải Lịch sử 8 kết nối bài 7 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Giải dễ hiểu bài 7 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 8 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII
MỞ ĐẦU
Vào thế kỉ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài đã diễn ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất,... lãnh đạo. Theo em, các cuộc khởi nghĩa đó đã có tác động như thế nào đến tình hình Đại Việt?
Giải nhanh:
Thể hiện ý chí đấu tranh, chống áp bức, bất công của đông đảo các tầng lớp nhân dân, giáng một đòn mạnh mẽ, đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Câu hỏi: Khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong mục, hãy nêu một số nét chính về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài.
Giải nhanh:
- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.
- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.
- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.
II. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN CỦA PHONG TRÀO NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI
Câu hỏi: Khai thác lược đồ hình 7.1 (SGK, tr.31) và thông tin trong mục, hãy cho biết thời gian bùng nổ, diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Giải nhanh:
- Thời gian bùng nổ:
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770) ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An.
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ( 1740 – 1751).
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751) hoạt động trên địa bàn rộng lớn.
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769).
- Diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa:
Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769):
- Nghĩa quân hoạt động chính ở vùng Điện Biên, Tây Bắc. Nhân dân hết lòng ủng hộ.
- Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.
- Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì kết thúc.
III. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII
Câu hỏi: Hãy cho biết kết quả, ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.
Giải nhanh:
- Kết quả: Thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử.
- Ý nghĩa:
- Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công của nhân dân.
- Chính quyền phong kiến Họ Trịnh bị lung lay.
- Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Lập sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Giải nhanh:
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) giới thiệu về một di tích hoặc lễ hội còn tồn tại đến ngày nay gắn với tên tuổi một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Giải nhanh:
- Đền thờ Hoàn Công Chất - thành Bản Phủ (Điện Biên)
Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ) để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân – là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn cửa người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận