Dễ hiểu giải Lịch sử 8 kết nối bài 6 Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
Giải dễ hiểu bài 6 Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 8 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 6. CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
MỞ ĐẦU
Đánh giá về chúa Nguyễn Hoàng - người có công rất lớn trong quá trìnt khai phá, mở mang vùng đất Đàng Trong từ nửa cuối thế kỉ XVL, sử triêu Nguyễn có chép: “Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt... được đân mến phục... Nghiệp đế ựng lên từ đấy” (Quốc sử quán triểu Nguyễn, Đại Nam tực lục, Tập I, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28)…
Giải nhanh:
- Tháng Mười năm Mậu Ngọ (1558) Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông cử vào trấn thủ xứ Thuận Hóa.
- Trong thời gian 68 năm (1558 - 1626), sử chép rằng chúa Nguyễn Hoàng đã có ba lần dựng đặt dinh phủ của mình tại 3 địa điểm
- Những sự kiện trong giai đoạn lịch sử này đã đánh một dấu mốc hết sức quan trọng trong quá trình Nam tiến và khai phá xứ Đàng Trong của người Việt.
I. CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII
Câu hỏi: Khai thác sơ đồ hình 6.2 (SGK, tr.28) và thông tin trong mục, hãy trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII.
Giải nhanh:
- Năm 1558: Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa.
- Năm 1757: Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay.
- Đến cuối thế kỉ XVIII: chúa Nguyễn làm chủ một vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau.
II. QUÁ TRÌNH THỰC THI CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN
Câu hỏi: Khai thác tư liệu 1, 2 (SGK, tr.28 – 29) và thông tin trong mục, hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII. Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
Giải nhanh:
- Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII: Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục
- Ý nghĩa: khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Hãy lập bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII theo các tiêu chí: thời gian, sự kiện chính.
Giải nhanh:
Thời gian | Sự kiện chính |
Năm 1558 | Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. |
Năm 1653 | Dinh Thái Khang được thành lập. |
Năm 1698 | Thành lập Phủ Gia Định. |
Năm 1757 | Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay. |
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI - XVIII.
Giải nhanh:
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đầu thế kỷ XVII phát triển thương cảng Hội An, đẩy mạnh giao thương quốc tế, mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam Bộ, đặt ra đội Hoàng Sa khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng và một phần Bãi Cát Dài (Trường Sa hải chử) ở phía nam. Năm 1702 quân Anh bất ngờ đánh chiếm đảo Côn Lôn, xây dựng thành căn cứ kiên cố, âm mưu chiếm đóng lâu dài. Tháng 10 năm 1703, Trấn thủ dinh Trấn Biên theo lệnh của chúa Nguyễn Phúc Chu đã đánh đuổi quân Anh ra khỏi Côn Lôn, giành lại chủ quyền biển đảo.
Câu hỏi: Tìm hiểu thông tin trên internet, em hãy giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn. Theo em, việc duy trì tổ chức Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay có ý nghĩa gì?
Giải nhanh:
Lễ khao lề thế lính là một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về.
Việc duy trì tổ chức Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay không những thể hiện sự tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc, mà còn là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, với mong muốn lớp con cháu hôm nay và mai sau tiếp tục gìn giữ chủ quyền biển đảo Việt Nam như ông cha đã từng làm từ hàng trăm năm trước.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận