Dễ hiểu giải Lịch sử 8 kết nối bài 10 Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
Giải dễ hiểu bài 10 Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 8 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 10. SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC Ở CÁC NƯỚC ÂU – MỸ
(CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX)
MỞ ĐẦU
Sau gần một thế kỉ phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn tự đo cạnh tranh, vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Em hiểu thế nào về chủ nghĩa đế quốc? Hãy kể tên một số nước đế quốc và chia sẻ những điều em biết về các nước đế quốc đó.
Giải nhanh:
- Chủ nghĩa đế quốc là "chính sách mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng của một quốc gia thông qua hoạt động thuộc địa hóa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác".
- Một số nước đế quốc (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX): Anh, Pháp, Mỹ, Đức. Các nước đế quốc là các nước phát triển, có thuộc địa rộng lớn và luôn đẩy mạnh chính sách xâm lược các quốc gia khác.
I. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC
Câu hỏi: Hãy mô tả nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Giải nhanh:
- Cuối thế kỉ XIX, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng, những phát minh khoa học, kĩ thuật nở rộ đã tạo ra động lực cho những chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới việc hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau.
II. CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ XX
Câu hỏi: Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, hãy nêu chuyển biến lớn về kinh tế của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Giải nhanh:
- Cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại
- Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại, thuộc địa.
- Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời
Câu hỏi: Khai thác biểu đồ hình 10.2 (SGK, tr.45) và thông tin trong mục, hãy nêu những chuyển biến về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Giải nhanh:
- Về đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến.
- Về đối ngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới.
Câu hỏi: Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Giải nhanh:
- Do hậu quả của chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhịp độ phát triển công nghiệp của Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ thứ hai thế giới (sau Anh), đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống thứ tư (sau Mĩ, Đức, Anh).
- Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ XX, một số ngành được phát triển: đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại.
Câu hỏi: Khai thác biểu đồ hình 10.4 (SGK, tr.46) và thông tin trong mục, hãy nêu những chuyển biến lớn về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Pháp.
Giải nhanh:
- Về đối nội: nền Cộng hoà thứ ba ở Pháp được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các..
- Về đối ngoại: Pháp đẩy mạnh xâm lược, bóc lột thuộc địa, là nước có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới (11 triệu km2), chỉ sau Anh.
Câu hỏi: Nêu những chuyển biến về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Giải nhanh:
- Về kinh tế: Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước (1871), Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa.
- Về đối nội: Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc địa chủ liên kết chặt chẽ với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân.
- Về đối ngoại: Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Câu hỏi: Trình bày những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Mỹ trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Giải nhanh:
- Về kinh tế:
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, từ vị trí thứ tư (sau Anh, Pháp, Đức), Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
- Nông nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu lớn nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và sử dụng các phương thức canh tác hiện đại.
- Về đối nội: chế độ Cộng hoà đề cao vai trò của tổng thống
- Về đối ngoại: đến thập kỉ cuối thế kỉ XIX, Mỹ tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Theo em, đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Giải nhanh:
- Về kinh tế:
- Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền
- Tư bản tài chính và đầu cơ tài chính
- Về chính trị:
- Sự phân chia thế giới về kinh tế
- Sự phân chia thế giới về lãnh thổ
Câu hỏi: Hãy lập bảng so sánh (điểm giống và khác nhau) về kinh tế, chính sách đối ngoại nổi bật của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ.
Giải nhanh:
- Giống nhau: Đều là các nước đế quốc với nền kinh tế phát triển
- Khác nhau:
| Anh | Pháp | Đức | Mỹ |
Kinh tế | - Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới, nhưng từ sau 1870, Anh tụt xuống hàng thứ ba thế giới - Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa | - Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới; từ năm 1870, Pháp tụt xuống hàng thứ tư thế giới. - Pháp vẫn phát triển mạnh | - Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới - Khi hoàn thành thống nhất (1871), Đức vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ). | - Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức). - Từ năm 1870 trở đi, Mĩ vươn lên vị trí số 1 thế giới. |
Chính sách đối ngoại | Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa.
| Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.
| - Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động | - Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền. - Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa |
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, hãy kể tên một số công ti đa quốc gia có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhiều nước trên thế giới hiện nay.
Giải nhanh:
Unilever, Nestlé, Levi Strauss, MacDonald’s, P&G, Coca-Cola,...
Bình luận