ĐỀ SỐ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?
- A. Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
- B. Vào đầu thế kỉ XIX
- C. Cuối thế kỉ XVIII.
- D. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
Câu 2: Các công ti độc quyền ở Anh xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là:
- A. Trong công nghiệp và tài chính.
- B. Trong nông nghiệp.
- C. Trong thương mại.
- D. Trong lĩnh vực ngân hàng.
Câu 3: Diện tích thuộc địa của Pháp đứng hàng thứ mấy so với các nước đế quốc khác?
- A. Thứ nhất.
- B. Thứ hai.
- C. Thứ ba.
- D. Thứ tư.
Câu 4: Đến những năm cuối thế kỉ XIX, điểm nổi bật nhất của nền công nghiệp Đức là:
- A. Đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
- B. Vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).
- C. Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp.
- D. Trở thành nước công nghiệp.
Câu 5: Vì sao trong chính sách đối ngoại, giới cầm quyền Đức lại chủ trương chạy đua vũ trang?
- A. Vì để giành thế đối trọng về sức mạnh quân sự với các nước đế quốc khác.
- B. Vì Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn các nước trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp,...
- C. Vì Đức muốn trở thành một nước bá chủ thế giới.
- D. Vì giới cầm quyền muốn xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 6: Ý nào sau đây thể hiện chính sách đối nội của nước Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
- A. Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).
- B. Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến.
- C. Giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.
- D. Sau khi thống nhất đất nước, quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.
Câu 7: Từ cuối thế kỉ XIX, tình hình kinh tế nước Anh như thế nào?
- A. Ở vị trí dẫn đầu thế giới.
- B. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Đức.
- C. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Pháp.
- D. Lạc hậu nhất trong các nước tư bản phương Tây.
Câu 8: Ý nào không phải là biểu hiện của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc?
- A. Sự ra đời các công ti độc quyền lớn, lũng đoạn và chi phối nền kinh tế, chính trị và xã hội ở các nước.
- B. Sự dung hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng, hình thành nên tư bản tài chính.
- C. Các nước tư bản đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
- D. Sự xuất hiện của giai cấp công nhân.
Câu 9: Vì sao trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy?
- A. Áp dụng tiến bộ của nhiều phát minh khoa học, kĩ thuật vào sản xuất.
- B. Đẩy mạnh xâm lược và cướp bóc thuộc địa.
- C. Các nước cùng hợp tác để phát triển.
- D. Tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau.
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng khi nói về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mỹ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
- A. Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1894, sản phẩm công nghiệp của Mỹ đã gấp đôi Anh.
- B. Do tập trung phát triển công nghiệp nên sản xuất nông nghiệp của Mỹ bị hạn chế; lương thực, thực phẩm chủ yếu phải nhập khẩu từ châu Âu.
- C. Những công ti độc quyền khổng lồ chỉ chuyên sản xuất một loại mặt hàng ra đời như: “vua dầu mỏ” Rockefeller, “vua thép” Mooc Gan, “vua ô tô” Ford,...
- D. Hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau nắm quyền ở Mỹ, đều thi hành các chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.
Bình luận