Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8 KNTT: Đề tham khảo số 4
Đề tham khảo số 4 giữa kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Đức kí văn bản đầu hàng vô điều kiện.
B. Mỹ tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.
C. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi.
D. Nước Nga rút khỏi chiến tranh.
Câu 2 (0,25 điểm). Ý nào không phải là hậu quả Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
B. Khoảng 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
C. Nền kinh tế các nước châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh.
D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 3 (0,25 điểm). “Nội dung xã hội của cuộc cách mạng sắp nổ ra ở nước Nga chỉ có thề là nền chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân. Cách mạng không thể thắng lợi ở nước Nga nếu không lật đổ chế độ quân chủ và bọn địa chủ phong kiến”. (V.I. Lê – nin, toàn tập, tập 1). Cuộc cách mạng sắp nổ ra được nhắc đến trong đoạn trích trên là:
A. Cách mạng 1905 – 1907.
B. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười năm 1917.
D. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917.
Câu 4 (0,25 điểm). Lựa chọn các nhóm từ đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn …thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có … vững bền, phải bền gan, hi sinh, phải thống nhất” (Theo Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8).
A. khởi nghĩa – đảng.
B. cách mệnh – đảng.
C. cách mệnh – lãnh đạo.
D. khởi nghĩa – tổ chức
Câu 5 (0,25 điểm). Tác phẩm nào sau đây là thành tựu tiêu biểu về văn học trong các thế kỉ XVIII – XIX?
A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của C. Mác và Ph. Ăng – ghen.
B. Hồ thiên nga của Trai – cốp – xki.
C. Những người khốn khổ của Vích – to Huy – gô.
D. Mùa thu vàng của Lê – vi – tan.
Câu 6 (0,25 điểm). Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là:
A. Xanh xi – mông, Phu – ri – ê và Crôm – oen.
B. Phu – ri – ê, Mông – te – xki – ơ và Ô – oen.
C. Xanh – xi – mông, Phu – ri – ê và Ru – xô.
D. Xanh – xi – mông, Phu – ri – ê và Ô – oen.
Câu 7 (0,25 điểm). Sự kiện nào sau đây mở đầu cho quá trình các nước đế quốc phương Tây xâm lược Trung Quốc?
A. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh.
B. Triều đình Mãn Thanh kí Hiệp ước Tân Sửu.
C. Thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện.
D. Thực dân Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.
Câu 8 (0,25 điểm). Tìm nhận đúng khi nói đến Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc?
A. Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
B. Cách mạng Tân Hợi còn nhiều điểm hạn chế cho nên ít ảnh hưởng đến phong trào cách mạng của các nước trong khu vực.
C. Cách mạng Tân Hợi gắn liền với vai trò của Viên Thế Khải.
D. Cách mạng Tân Hợi đã giải phóng dân tộc khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa đế quốc, lật nhào chế độ phong kiến tồn tại mấy nghìn năm ở Trung Quốc.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
a. Lập bảng so sánh cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc theo mẫu sau:
Nội dung so sánh | Cuộc Duy tân Minh Trị | Cách mạng Tân Hợi |
Nhiệm vụ | ||
Lãnh đạo | ||
Hình thức | ||
Tính chất |
b. Nêu ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến cách mạng Việt Nam.
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
b. Có nhận định cho rằng: Chiến tranh thế giới thứ nhất “phải xảy ra và không thể tránh được”. Giải thích nhận định trên.
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | D | C | B | C | D | C | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
a. Lập bảng so sánh cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản và Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc:
Nội dung | Cuộc Duy tân Minh Trị | Cách mạng Tân Hợi |
Nhiệm vụ | Lật đổ chế độ Mạc phủ, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. | Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh. |
Lãnh đạo | Thiên Hoàng Minh Trị | Tôn Trung Sơn |
Hình thức | Duy tân cải cách | Nội chiến |
Tính chất | Cách mạng tư sản (không triệt để) | Cách mạng tư sản (không triệt để) |
b. Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến cách mạng Việt Nam
- Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tận Hợi đã ảnh hưởng đến tinh thần và ý chí đấu tranh của nhân dân một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam.
- Học thuyết Tam dân và cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến nhiều nhà yêu nước Việt Nam trong đó có Phan Bội Châu. Tháng 6 – 1912, Phan Bội châu và các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:
- Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân. Mặt khác, một tình hình chính trị chưa từng có diễn ra ở Nga, đó là hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô – viết đại biểu công nhân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho hai giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại.
- Trước tình hình đó, V.I. Lê – nin và Đảng Bôn – se – vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lật đổ Chỉnh phủ tư sản lâm thời.
- Tháng 7/1917, Đảng Bôn – se - vích đã lãnh đão giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
Giải thích nhận định: Chiến tranh thế giới thứ nhất là “phải xảy ra và không thể tránh được”.
- Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa hai khối đế quốc già và đế quốc trẻ về vấn đề thuộc địa => tất yếu dẫn đến chiến tranh đế quốc để giành giật thuộc địa.
- Các cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra => không giải quyết được mẫu thuẫn, mà chỉ là “màn dạo đầu”, báo hiệu một cuộc đại chiến thế giới…
- Sự ra đời của hai khối quân sự đối lập ở châu Âu: Liên minh và Hiệp ước => cả hai khối đều chạy đua vũ trang, sẵn sàng cho chiến tranh biến cả châu Âu thành thùng thuốc súng…
- Sự kiện thái tử Áo – Hung bị ám sát đã trở thành ngòi nổ của chiến tranh.
=> Kết luận: Với bản chất của chủ nghĩa đế quốc, tư duy giải quyết mâu thuẫn bằng chiến tranh thì sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là tất yếu, không thể tránh được.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8 kết nối Đề tham khảo số 4, đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8 KNTT, đề thi Lịch sử 8 giữa kì 2 kết nối tri thức Đề tham khảo số 4
Bình luận