Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 8 KNTT: Đề tham khảo số 5

Đề tham khảo số 5 giữa kì 1 Lịch sử 8 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1. Vào đầu thế kỉ XVII, mâu thuẫn mới xuất hiện ở Anh là mâu thuẫn nào?

  • A. mâu thuẫn giữa tư sản, quý tốc với chế độ quân chủ chuyên chế
  • B. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, quý tộc
  • C. mâu thuẫn giữa tư sản với chế độ phong kiến
  • D. mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với vua Sác - lơ 1

Câu 2. Tác dụng của việc chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước là gì?

  • A. đưa nước Anh bước vào thời kì cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
  • B. khởi đầu quá trình hiện đại hóa nước Anh
  • C. lao động thủ công dần dần thay thế bằng máy móc
  • D. năng suất tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay.

Câu 3. Trong suốt tiến trình Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào?

  • A. hỗ trợ giai cấp tư sản giành chính quyền
  • B. là động lực chủ yếu, đóng vai trò quyết định
  • C. là lực lượng cầm quyền qua các giai đoạn
  • D. là lực lượng lật dodỏ hoàn toàn chế độ phong kiến.

Câu 4. Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, lại giàu tài nguyên khoáng sản nên sớm trở thành:

  • A. nơi giao lưu và thị trường rộng lớn của thực dân phương Tây
  • B. mục tiêu xâm lược của các nước phương Tây
  • C. nơi dòm ngó từ lâu của các nước phương Tây
  • D. đối tượng xâm lược của các nước phương Tây

Câu 5. “Khôn ngoan qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”. Hai câu thơ trên cho thấy vai trò gì của Lũy Thầy trong lịch sử nước ta từ thế kỉ XVII đến XVIII?

  • A. là dãy núi cao nhất Thanh Hà
  • B. là nguyên nhân gây chia cắt lâu dài đất nước.
  • C. là vùng đất quan trọng của Đàng Trong
  • D. là ranh giới chia cắt đất nước

Câu 6. Cuộc xung đột Nam – Bắc triều đã làm cho vùng nào ở nước ta đều là chiến trường?

  • A. vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ
  • B. vùng đồng bằng Bắc Bộ
  • C. vùng đất Quảng Bình và đồng bằng Bắc Bộ
  • D. vùng đồng bằng Quảng Bình và Thanh – Nghệ

Câu 7. Quần đảo Trường Sa ban đầu được chúa Nguyễn gọi tên là gì?

  • A. tên chữ nôm là Bãi Hoàng Sa
  • B. tên chữ nôm là Bãi San hô
  • C. tên chữ nôm là Bãi Cát Vàng
  • D. tên chữ nôm là Vạn Lí Hoàng Sa

Câu 8. Đâu không phải là cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài.

  • A. Hoàng Công Chất
  • B. Nguyễn Danh Phương
  • C. Nguyễn Hữu Cầu
  • D. Nguyễn Phúc Thuần

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (0,75 điểm) Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Câu 2 (0,75 điểm) Lập trục thời gian thể hiện nét chính về quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước trong khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

Câu 3 (1,5 điểm)  

  • a. Kể lại quá trình tấn công của đội quân Tây Sơn ngày 30/1/1789 đánh bại quân xâm lược Thanh.
  • b. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

D

B

B

D

A

C

D

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (0,75 điểm)

*Kết quả:

- Theo Hiệp ước Véc-xai 1783, Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa Bắc Mĩ. Một nước cộng hòa tư sản mới ra đời – Hợp chủng quốc Hoa Kì – nước Mỹ.

- Hiến pháp 1787 được ban hành, quy định Mỹ là nước Cộng hòa liên bang.

*Ý nghĩa:

- Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi ách thực dân, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản Mỹ phát triển.

- Ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh giành độc lập của nhiều nước vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Câu 2 (0,75 điểm)

+ Năm 1511: Thực dân Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma – lắc – ca, mở đầu cho quá trình xâm chiếm và áp đặt sự thống trị của thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á.

+ Từ 1511 - cuố thế kỉ XIX: Thực dân phương Tây đẩy mạnh việc xâm nhập, xâm lược vào Đông Nam Á thông qua nhiều cách thức và thủ đoạn, như: buôn bán thương mại, truyền giáo, khống chế chính trị, gây áp lực ngoại giao…

+ Đầu thế kỉ XIX: Hầu hết các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Xiêm là nước duy nhất giữ được độc lập.

Câu 3 (1,5 điểm)  

a. Cuộc tấn công ngày 30/1/1789 (mồng 5 tết):

- Sáng sớm, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quang Trung tấn công đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội).

- Cùng lúc đó, đạo quân của Đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa.

- Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị nghe tin đại bại cũng vội bỏ trốn.

- Đến trưa, vua Quang Trung cùng đoàn quân tiến thẳng vào Thăng Long.

b. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh:

- Có công to lớn trong cuộc lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đánh bại quân xâm lược Xiêm.

- Có công to lớn trong việc đem quân ra Bắc lật đổ chúa Trịnh chuyên quyền, tôn phù nhà Lê và đánh bại quân xâm lược Thanh.

- Biết sử dụng nghệ thuật chỉ huy quân sự trong từng cuộc kháng chiến cụ thể.

- Là người đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất nước vừa có công việc đánh bại xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Từ một thủ lĩnh kiệt xuất, Quang Trung trở thành vị anh hùng dân tộc vĩ đại

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 8 kết nối Đề tham khảo số 5, đề thi giữa kì 1 Lịch sử 8 KNTT, đề thi Lịch sử 8 giữa kì 1 kết nối tri thức Đề tham khảo số 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác