Đáp án Địa lí 11 Cánh diều Bài 2 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Đáp án Bài 2 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Địa lí 11 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2: TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

MỞ ĐẦU

Toàn cầu hóa, khu vực hóa là xu thế tất yếu trên thế giới và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia, khu vực. Vậy toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế có những biểu hiện, hệ quả như thế nào và ảnh hưởng ra sao đối với các nước trên thế giới? 

Đáp án chuẩn:

Toàn cầu hóa kinh tế

Biểu hiện:

  • Chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động.

  • Hợp tác song phương, đa phương phổ biến.

  • Công ty xuyên quốc gia mở rộng hoạt động.

  • Hình thành nhiều tổ chức kinh tế thế giới.

  • Hiệp ước và tiêu chuẩn toàn cầu áp dụng rộng rãi.

Hệ quả:

  • Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác, tăng trưởng nhanh.

  • Gia tăng liên hệ giữa các quốc gia.

  • Tăng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra vấn đề cần giải quyết.

Ảnh hưởng:

  • Cơ hội tiếp cận nguồn lực.

  • Nâng cao năng suất sản xuất.

  • Thay đổi chính sách.

  • Tăng bất bình đẳng và phụ thuộc lẫn nhau.

  • Khu vực hóa kinh tế

Biểu hiện:

  • Nhiều tổ chức khu vực hình thành và mở rộng.

  • Hợp tác khu vực đa dạng và phong phú.

Hệ quả:

  • Tạo môi trường phát triển ổn định.

  • Khai thác hiệu quả nguồn lực.

  • Giảm sức ép từ bên ngoài.

  • Xuất hiện vấn đề tự chủ và cạnh tranh kinh tế.

Ảnh hưởng:

  • Thu hút vốn đầu tư và hợp tác phát triển.

  • Mở rộng quan hệ kinh tế cho các quốc gia thành viên.

I. TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

1. Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế 

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và bảng 2, hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế. 

Đáp án chuẩn:

  • Chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động.

  • Hợp tác song phương, đa phương phổ biến.

  • Công ty xuyên quốc gia mở rộng.

  • Hình thành nhiều tổ chức kinh tế thế giới.

  • Hiệp ước và tiêu chuẩn toàn cầu áp dụng rộng rãi.

2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế 

Câu hỏi: Hãy trình bày các hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.

Đáp án chuẩn:

  • Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác.

  • Gia tăng mối liên hệ giữa các quốc gia, mở ra cơ hội giao lưu.

  • Tăng khoảng cách giàu nghèo và nhiều vấn đề cần giải quyết.

II. KHU VỰC HÓA KINH TẾ

1. Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế 

Câu hỏi: Hãy trình bày các biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.

Đáp án chuẩn:

  • Ngày càng nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn 

  • Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau

3. Ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới 

Câu hỏi: Hãy phân tích ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

Đáp án chuẩn:

Việc tham gia các tổ chức khu vực làm cho mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được vốn đầu tư bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập 

Bài tập 1: Lập sơ đồ thể hiện các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế. 

Đáp án chuẩn:

Lập sơ đồ thể hiện các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế

Bài tập 2: Lấy một số ví dụ về biểu hiện của khu vực hóa kinh tế. 

Đáp án chuẩn:

  • Ở liên cấp khu vực, chúng ta là thành viên của (APEC), (ASEM), (ASEAN),...

  • Đầu tư nước ngoài của nước ta tăng nhanh.

Vận dụng

Bài tập 3: Thu thập thông tin và liên hệ thực tế về một số kết quả mà Việt Nam đã đạt được kể từ khi gia nhập ASEAN. 

Đáp án chuẩn:

Kể từ khi gia nhập ASEAN (1995), đặc biệt sau khi Cộng đồng ASEAN thành lập (2015), “phát huy vai trò trong ASEAN” đã trở thành đường lối đối ngoại quan trọng của Việt Nam. Chỉ thị số 25-CT/TW (8-8-2018) của Ban Bí thư đề ra mục tiêu nâng cao vai trò trong các diễn đàn đa phương chiến lược.

Trong gần 30 năm, Việt Nam đã có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của ASEAN, luôn thể hiện vai trò tích cực, giúp tăng cường tính cố kết và khả năng của tổ chức. Một mục tiêu quan trọng của Việt Nam là duy trì môi trường an ninh hòa bình, ổn định trong khu vực.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác