Đáp án Địa lí 11 Cánh diều Bài 11 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

Đáp án Bài 11 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Địa lí 11 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 11: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG

NAM Á

MỞ ĐẦU

Đông Nam Á có vị trí địa lí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, dân cư đông với nguồn lao động dồi dào. Đây cũng là khu vực có nền văn hóa lâu đời, đa dạng và có nền kinh tế phát triển rất năng động. Vậy những đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?

Đáp án chuẩn:

Ảnh hưởng vị trí địa lý:

  • Tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ sinh vật, khoáng sản.

  • Thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và sự đa dạng văn hóa xã hội.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên: Giúp phát triển nhiều ngành kinh tế nhưng cũng gây khó khăn cho phát triển hạ tầng, định cư và sản xuất.

Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ: Tạo lực lượng lao động dồi dào, thuận lợi cho phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:

- Nêu đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á

- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á.

Đáp án chuẩn:

- Đặc điểm:

  • Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa Á - Âu và Úc.

  • Diện tích: 4,5 triệu km², từ vĩ độ 28°B đến 10°N, phần lớn nằm trong khu vực nội chí tuyến và gió mùa.

  • Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Đông Timor.

- Ảnh hưởng:

  • Thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển.

  • Tạo nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc.

  • Gặp nhiều thiên tai ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:

- Nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á.

- Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.

Đáp án chuẩn:

- Điều kiện tự nhiên:

  • Địa hình đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển.

  • Khí hậu: đặc trưng nhiệt đới gió mùa.

  • Sông hồ: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, phù sa lớn.

  • Biển: vùng biển rộng, nhiều ngư trường, bãi biển đẹp, tài nguyên phong phú.

  • Sinh vật: tài nguyên sinh vật phong phú.

  • Khoáng sản: đa dạng.

- Ảnh hưởng:

  • Thuận lợi:

    • Vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu, hợp tác.

    • Khí hậu và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nông nghiệp nhiệt đới.

    • Tài nguyên khoáng sản và rừng phong phú.

  • Khó khăn:

    • Địa hình chia cắt, không có đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông.

    • Thường xuyên chịu thiên tai ảnh hưởng xấu đến đời sống và sản xuất. 

II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

Câu hỏi: Đọc thông tin, dựa vào bảng 11.1 và quan sát các hình 11.2, 11.3, hãy:

- Nêu đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á

- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á

Đáp án chuẩn:

 Đặc điểm dân cư:

  • Dân số đông và tăng nhanh.

  • Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng vẫn cao.

  • Cơ cấu dân số chuyển dịch theo hướng già hóa.

  • Dân cư phân bố không đều, tập trung ở đồng bằng.

  • Mật độ dân số chênh lệch giữa các quốc gia.

  • Đô thị hóa đang được đẩy mạnh.

 Tác động:

  • Tạo nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc.

  • Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi cho phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.

2. Xã hội 

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 11.2, hãy:

- Trình bày đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á

- Phân tích tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.

Đáp án chuẩn:

* Đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á: Các quốc gia có nhiều dân tộc; Một số dân tộc phân bố rộng → ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị;  Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.

* Tác động: 

Thuận lợi:

  • Là nơi giao thoa văn hoá của nhiều nước lớn trên thế giới 

  • Các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán, ...

Khó khăn: Một số các dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, gây khó khăn trong việc quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia.

III. KINH TẾ

1. Tình hình phát triển kinh tế chung

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 11.3, hãy trình bày và giải thích về tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á.

Đáp án chuẩn:

  • Từ cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, Đông Nam Á đổi mới kinh tế, chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày càng có vị thế trong nền kinh tế châu Á và thế giới.

  • GDP tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng khác nhau giữa các giai đoạn và quốc gia.

  • Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.

2. Các ngành kinh tế

a) Nông nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 11.4 hãy:

- Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và trình bày sự phân bố của các cây trồng, vật nuôi đó.

- Cho biết nhân tố nào đã giúp cho Đông Nam Á có ngành lâm nghiệp và thủy sản phát triển.

Đáp án chuẩn:

Cây trồng và vật nuôi chủ yếu:

  • Lúa gạo: trồng nhiều ở Indonesia, Thái Lan, Việt Nam.

  • Cao su: trồng nhiều ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam.

  • Cà phê: trồng nhiều ở Việt Nam, Indonesia.

Nhân tố phát triển:

  • Lâm nghiệp: Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

  • Thủy sản: Đầu tư trang thiết bị, áp dụng khoa học kỹ thuật, nuôi trồng nhờ diện tích mặt nước lớn như sông, hồ, vịnh.

b) Công nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 11.5, hãy:

- Kể tên một số ngành công nghiệp quan trọng của Đông Nam Á.

- Nêu những nguyên nhân làm cho công nghiệp của Đông Nam Á phát triển.

Đáp án chuẩn:

- Một số ngành công nghiệp quan trọng của Đông Nam Á: cơ khí, điện tử - tin học, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản,...

- Nguyên nhân: Nguồn nguyên liệu dồi dào; Lao động đông; Thị trường rộng lớn

c) Dịch vụ

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 11.5, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển ngành dịch vụ của khu vực Đông Nam Á.

Đáp án chuẩn:

  • Ngành dịch vụ phát triển nhanh, đóng góp ngày càng cao vào GDP (49,7% năm 2020).

  • Đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

  • Các ngành dịch vụ chủ yếu: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

Bài tập 1: Quan sát hình 11.3, hãy đọc tên các nước có mật độ dân số trên 200 người/km2 và các đô thị có dân số từ 5 đến 10 triệu người, từ 10 triệu người trở lên ở khu vực Đông Nam Á.

Đáp án chuẩn:

  • Các nước có mât độ trên 200 người/km2: Việt Nam, Phi-líp-pin

  • Các đô thị có dân số 5 -10 triệu người: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Y-a-gun, Lua-la Lăm-pơ, Xin-ga-po

  • Các đô thị trên 10 triệu người: Băng Cốc, Gia-các-ta, Ma-ni-la

Bài tập 2: Quan sát hình 11.4, hãy hoàn thành bảng thông tin phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở Đông Nam Á theo mẫu vào vở ghi.

Đáp án chuẩn:

Cây trồng, vật nuôi

Phân bố

Lúa gạo

In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam

Cao su

Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-dô-nê-xi-a, Việt Nam

Cà phê

Việt Nam, In-đô-nê-xi-a

Dừa

Phi-líp-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Việt Nam

Cây ăn quả

Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin, In-dô-nê-xi-a

Lợn

Thái Lan, Việt Nam, Mi-an-ma

Trâu

In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. Thái Lan, Phi-líp-pin

Việt Nam, Thái Lan, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a

Gia cầm

Việt Nam, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a

Vận dụng

Bài tập: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

(1) Lựa chọn và giới thiệu về một ngành công nghiệp của Đông Nam Á

(2) Tìm hiểu về một địa điểm du lịch ở Đông Nam Á và giới thiệu về địa điểm du lịch này với bạn bè.

Đáp án chuẩn:

 (2)  Bromo - một trong năm ngọn núi lửa hoạt động đẹp nhất thế giới, thu hút du khách để ngắm bình minh. Đây là địa điểm không thể bỏ qua với khung cảnh kỳ vĩ và trải nghiệm đặc biệt.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác