Đáp án Địa lí 11 Cánh diều Bài 12 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Đáp án Bài 12 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Địa lí 11 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 12: HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

MỞ ĐẦU

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức khu vực này có mục tiêu, cơ chế hoạt dộng và sự hợp tác như thế nào? Việt Nam có vai trò như thế nào trong tổ chức này? 

Đáp án chuẩn:

+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. 

+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN

+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực

+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu

I. MỤC TIÊU CỦA ASEAN.

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy:

- Trình bày mục tiêu của ASEAN

- So sánh mục tiêu của ASEAN với EU

Đáp án chuẩn:

- Mục tiêu của ASEAN:

  • Duy trì hòa bình, an ninh, ổn định.

  • Nâng cao năng lực tự cường qua hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa.

  • Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển.

  • Thúc đẩy phát triển bền vững.

- So sánh với EU:

  • Giống nhau: Cả hai đều là tổ chức khu vực nhằm liên kết các quốc gia.

  • Khác nhau: EU liên kết toàn diện về kinh tế, chính trị, an ninh, ảnh hưởng lớn hơn ASEAN. ASEAN tập trung vào kinh tế, văn hóa.

II. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ HỢP TÁC TRONG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA ASEAN.

1. Cơ chế hoạt động của ASEAN

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy trình bày cơ chế hoạt động của ASEAN.

Đáp án chuẩn:

•  Cơ quan điều phối:

  • Hội nghị Cấp cao ASEAN: Đưa ra chỉ đạo và chính sách.

  • Hội đồng điều phối ASEAN: Theo dõi và điều phối hoạt động, họp ít nhất hai lần/năm.

  • Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN: Điều phối công việc theo lĩnh vực.

  • Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành: Thực hiện và đề xuất giải pháp theo quyết định của Hội nghị Cấp cao.

  • Tổng Thư ký ASEAN và các cơ quan liên quan: Hỗ trợ hoạt động của ASEAN.

•  Nguyên tắc hoạt động:

  • Tôn trọng chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ.

  • Cam kết thúc đẩy hòa bình, an ninh, thịnh vượng.

  • Không sử dụng vũ lực, tuân thủ nguyên tắc thương mại và cơ chế luật lệ của ASEAN.

2. Một số hợp tác trong kinh tế, văn hóa của ASEAN

Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 12 và dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy trình bày một số hợp tác của ASEAN trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa.

Đáp án chuẩn:

* Trong lĩnh vực kinh tế: các thành viên ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...

* Trong lĩnh vực văn hóa: ngày càng nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động,…

III. THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC CỦA ASEAN.

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy trình bày một số thành tựu và thách thức của ASEAN.

Đáp án nhanh:

•  Thành tựu:

  • Kinh tế: Tăng trưởng và bền vững khu vực, xây dựng khu vực kinh tế năng động, mở rộng quan hệ hợp tác, đạt thỏa thuận kinh tế.

  • Văn hóa - xã hội: Đa dạng văn hóa trong thống nhất, nâng cao ý thức cộng đồng, tăng HDI và cải thiện đời sống.

  • An ninh - chính trị: Hòa bình, ổn định khu vực, thỏa thuận về ứng xử ở Biển Đông.

•  Thách thức:

  • Phát triển kinh tế không đồng đều.

  • Chênh lệch mức sống và tình trạng đói nghèo.

  • Thách thức liên quan đến Biển Đông.

IV. HỢP TÁC ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN.

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy:

- Kể tên các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam trong ASEAN.

- Nêu rõ vai trò của Việt Nam trong ASEAN

Đáp án nhanh:

- Các lĩnh vực: ngoại giao, kinh tế, khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng,...

- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN:

  • Thúc đẩy kết nạp Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia vào ASEAN.

  • Đã làm Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, 2010, 2020 và đạt kết quả cao.

  • Góp phần thúc đẩy ký kết và thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

  • Kết nối qua Kế hoạch Hành động Hà Nội (1997) và Tuyên bố Hà Nội (2001) để thu hẹp khoảng cách phát triển.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

Bài tập 1: Hoàn thành một số biểu hiện sự hợp tác của các quốc gia thành viên ASEAN trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa theo mẫu sau vào vở ghi.

Đáp án nhanh:

Lĩnh vực

Biểu hiện sự hợp tác

Mục đích

Kinh tế

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)

Tạo khu vực sản xuất cạnh tranh và thu hút đầu tư.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

Thị trường chung ASEAN với tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Hình thành Hiệp định Thương mại Tự do Đông Á.

Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)

Tăng cường kết nối và hợp tác dịch vụ.

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)

Tạo thuận lợi thương mại, thu hẹp khoảng cách phát triển.

Văn hóa

Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR)

Bảo vệ quyền con người và hợp tác chính phủ.

Đại hội Thể thao Đông Nam Á (sea games)

Tăng cường hữu nghị và nâng cao thành tích thể thao.

Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản 

Giao lưu hữu nghị giữa thanh niên ASEAN và Nhật Bản.

Các hội nghị bộ trưởng

Củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên.

Vận dụng

Bài tập 2: Tìm hiểu và giới thiệu về sự hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục với ASEAN hoặc một quốc gia thành viên của ASEAN

Đáp án nhanh:

- Là một thành viên tích cực trong ASEAN, giáo dục Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trình hội nhập với xu hướng hợp tác quốc tế 

- Việt Nam đầy mạnh hợp tác, trao đi học thuật. giảng viên, sinh viên và khai thác các chương trình học bổng trong ASEAN

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác