5 phút giải Địa lí 11 cánh diều trang 57

5 phút giải Địa lí 11 cánh diều trang 57. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức khu vực này có mục tiêu, cơ chế hoạt dộng và sự hợp tác như thế nào? Việt Nam có vai trò như thế nào trong tổ chức này? 

I. MỤC TIÊU CỦA ASEAN.

CH: Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy:

- Trình bày mục tiêu của ASEAN

- So sánh mục tiêu của ASEAN với EU

II. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ HỢP TÁC TRONG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA ASEAN.

1. Cơ chế hoạt động của ASEAN

CH: Đọc thông tin, hãy trình bày cơ chế hoạt động của ASEAN.

2. Một số hợp tác trong kinh tế, văn hóa của ASEAN

CH: Đọc thông tin, quan sát hình 12 và dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy trình bày một số hợp tác của ASEAN trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:

+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.

+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...

+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

I. MỤC TIÊU CỦA ASEAN.

CH: * Mục tiêu của ASEAN: 

- Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì  khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác;

- Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội;

- Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân trong khu vực;

- Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa...

- Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội

* So sánh mục tiêu của ASEAN và EU:

- Giống nhau:

  • EU và ASEAN đều là các tổ chức liên kết mang tính khu vực ở châu Âu và Đông Nam Á.

  • Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài (Mĩ).

  • Mục tiêu: liên minh, hợp tác cùng phát triển về kinh tế, văn hóa.

- Khác nhau:

  • Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết châu lục, hợp tác toàn diện hơn và ảnh hưởng lớn hơn. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là tổ chức liên kết khu vực và đang phát triển.

  • EU: chủ trương liên kết về kinh tế, sau đó mới liên kết về chính trị, đối ngoại, an ninh chung

  • ASEAN: liên kết về kinh tế, văn hóa

II. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ HỢP TÁC TRONG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA ASEAN.

1. Cơ chế hoạt động của ASEAN

CH: 

Cơ chế hoạt động của ASEAN: hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình và các hiệp ước,...

* Cơ quan điều phối:

  • Hội nghị Cấp cao ASEAN: gồm những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ, là cơ quan, hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, đưa ra các chỉ đạo và các vấn đề then chốt

  • Hội đồng điều phối ASEAN: gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN; có nhiệm vụ chuẩn bị cho các cuộc họp cấp cao ASEAN, điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN; xem xét theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN với sự trợ giúp của Tổng Thư ký ASEAN. Hội đồng Điều phối ASEAN họp ít nhất hai lần một năm.

  • Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN: gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Văn hóa -Xã hội ASEAN; có nhiệm vụ bảo đảm việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách, và những vấn đề liên quan các Hội đồng Cộng đồng khác.

  • Các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành: là các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN trong tất cả các lĩnh vực hợp tác, có nhiệm vụ thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách, và kiến nghị lên các Hội đồng Cộng đồng liên quan các giải pháp nhằm triển khai và thực thi các quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN.

  • Tổng Thư ký ASEAN, Ban Thư ký ASEAN, Ủy ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN, Ban Thư ký ASEAN quốc gia, Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền, Quỹ ASEAN

* Các nguyên tắc chính trong hoạt động của ASEAN:

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực

- Không xâm lược, sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kì hình thức nào trái với luật pháp quốc tế; giải quyết tranh chấp bằng hòa bình.

- Tuân thủ các nguyên tắc thương mại và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN.

2. Một số hợp tác trong kinh tế, văn hóa của ASEAN

CH: 

* Trong lĩnh vực kinh tế: các thành viên ASAAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...

- Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) được thành lập vào tháng 1-1992, bao gồm các quốc gia thành viên ASEAN.

- Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào tháng 1-2015, bao gồm 10 quốc gia thành viên.

- Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1-1-2022, là hiệp định thương mại tự do bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã kí hiệp định thương mại tự do (Ô-xtray-li-a, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Niu Di-len).

- Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) có hiệu lực từ ngày 5-4-2021, là hiệp định thương mại dịch vụ của các quốc gia thành viên ASEAN.

- Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật  (AJCEP) có hiệu lực từ ngày 1-12-2008, là hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Nhật Bản.

Ngoài ra, các quốc gia ASEAN còn tổ chức hàng loạt các Hội nghị Bộ trưởng trong nhiều lĩnh vực như: giao thông vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin, du lịch,...

* Trong lĩnh vực văn hóa: ngày càng nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động,...

- Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) được thành lập vào tháng 10-2009, bao gồm các quốc gia thành viên ASEAN. 

- Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1995 tại Băng Cốc (Thái Lan), là một sự kiện thể thao với sự tham gia của các vận động viên đến từ các quốc gia trong khu vực, diễn ra hai năm một lần.

- Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP) được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1974. Chương trình diễn ra hằng năm do Chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN và Chính phủ Nhật Bản tổ chức.BÀI 12: HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) (P2)

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

III. THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC CỦA ASEAN.

CH: Đọc thông tin, hãy trình bày một số thành tựu và thách thức của ASEAN.

IV. HỢP TÁC ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN.

CH: Đọc thông tin, hãy:

- Kể tên các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam trong ASEAN.

- Nêu rõ vai trò của Việt Nam trong ASEAN

LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Hoàn thành một số biểu hiện sự hợp tác của các quốc gia thành viên ASEAN trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa theo mẫu sau vào vở ghi.

VẬN DỤNG

Bài tập 2: Tìm hiểu và giới thiệu về sự hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục với ASEAN hoặc một quốc gia thành viên của ASEAN.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

III. THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC CỦA ASEAN.

CH: 

* Thành tựu của ASEAN:

  • Về kinh tế:

    • Thúc đẩy tăng trưởng và bền vững kinh tế của khu vực, thế giới

    • Xây dựng ASEAN trở thành khu vực kinh tế phát triển năng động, thu hút đầu tư

    • Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, khối nước, thúc đẩy hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới

    • Bước đầu đạt được các thỏa thuận và hiệp định kinh tế trong các tổ chức thuộc Cộng đồng Kinh tế ASEAN

  • Về văn hóa - xã hội:

    • Tạo dựng được nền văn hóa đa dạng trong thống nhất

    • Nhận thức và ý thức cộng đồng của người dân đã được nâng lên

    • HDI của các nước đều tăng, đời sống của người dân được cải thiện

  • Về an ninh - chính trị:

    • Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực

    • Đạt được thỏa thuận Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

* Thách thức của ASEAN:

  • Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia

  • Mức sống chênh lệch, tình trạng đói nghèo, di cư, sắc tộc, tôn giáo, dịch bệnh, môi trường, thiên tai,..

  • Giữ vững chủ quyền, an ninh khu vực, vấn đề Biển Đông còn có những thách thức.

IV. HỢP TÁC ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN.

CH: 

- Các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam trong ASEAN: ngoại giao, kinh tế, khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng,...

- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN:

  • Vai trò trong việc mở rộng ASEAN: Việt Nam cùng với các quốc gia khác đã thúc đầy việc kết nạp Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia gia nhập vào ASEAN.

  • Vai trò trong thường trực ASEAN: Việt Nam đã hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, năm 2010 và năm 2020; đạt được nhiều kết quả cao, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên, phát triển các tổ chức mới và nâng cao vị thế của A SEAN trên thế giới.

  • Vai trò trong việc tổ chức, điều phối các hoạt động của ASEAN: Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội năm 1998, góp phần quan trọng vào việc tăng cường đoàn kết, dây mạnh hợp tác giữa các thành viên. Đăng cai và tổ chức thành công Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 (năm 2003) và lần thứ 31 (tổ chức vào năm 2022).

  • Vai trò trong xây dựng thể chế: Việt Nam đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy các quốc gia kí kết thành công và đưa ra các biện pháp đề thực hiện Tuyên bồ về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chủ động tham gia vào quá trình soạn thảo để đi đến kí kết và hiện thực hoá Hiến chương A SEAN, một văn kiện quan trọng để hỗ trợ ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.

  • Các hoạt động khác: Giữ vai trò kết nối thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội (năm 1997) và Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển (năm 2001) giữa các thành viên trong ASEAN. Tham gia tích cực trong việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. cùng ASEAN bước sang một giai đoạn mới, tầm nhìn mới để hội nhập toàn cầu.

LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: 

Lĩnh vực

Biểu hiện sự hợp tác

Mục đích

Kinh tế

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)

Đưa ASEAN thành khu vực sản xuất cạnh tranh trên thị trường thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

Tạo ra một thị trường chung ASEAN, thông qua việc thúc đẩy tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khu vực. Ngoài ra, AEC cũng tập trung vào việc phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và đầu tư vào các lĩnh vực, đổi mới, sáng tạo để tăng cường sức cạnh tranh.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Hướng tới hình thành Hiệp định Thương mại Tự do Đông Á (CEPEA)

Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)

Tang cường kết nối về kinh tế, tạo ra thị trường và quy mô dịch vụ lớn hơn, giảm các rào cản, tăng tính dự báo về thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ; tăng cường hợp tác và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên.

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)

Từng bước tự do hóa, tạo thuận lợi thương mại hàng hóa, dịch vụ, cải thiện cơ hội đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN và thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa ASEAN và Nhật Bản

Văn hóa

Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR)

Thúc đẩy nhận thức và bảo vệ các quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, tăng cường hợp tác chính phủ các quốc gia thành viên

Đại hội Thể thao Đông Nam Á (sea games)

Tang cường tình hữu nghị, đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia và không ngừng nâng cao thành tích, kĩ thuật, chiến thuật các môn thể thao để có cơ sở tham gia các đại hội thể thao lớn hơn

Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP)

Nhằm tăng cường mối quan hệ giao lưu, hữu nghị giữa các thanh niên ASEAN và thanh niên Nhật Bản.

Các hội nghị bộ trưởng

Củng cố và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên trên mọi lĩnh vực

VẬN DỤNG

Bài tập 2: 

Việt Nam trong tiến trình hợp tác giáo dục đại học ASEAN và định hướng trong thời gian sắp tới:

- Là một thành viên tích cực trong ASEAN, giáo dục Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trình hội nhập với xu hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học.

- Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động Hội nghị, Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (ASED) chủ yếu thông qua thực hiện các nghị quyết của ASED. Bên cạnh đó, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90, được phép của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực triển khai kế hoạch gia nhập Tổ chức Các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) và vào ngày 10/02/1992, tại phiên họp lần thứ 27 của Hội đồng các Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á tổ chc tại Bru-nây, Bộ Giáo dục và Đào tạo CHXHCN Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Việt Nam chủ động tham gia các dự án do Ban Thư ký SEAMEO phát động, ...

- Việt Nam đầy mạnh hợp tác, trao đi học thuật. giảng viên, sinh viên và khai thác các chương trình học bổng trong ASEAN: Trong 15 năm qua, Bộ GD&ĐT đã đón tiếp hàng trăm đoàn đại biểu của các Chính phủ, Bộ Giáo dục và các Đại học, các tổ chức giáo dục ASEAN tới thăm và làm việc. Thông qua các buổi tọa đảm, các chuyển công tác đó. Bộ GD&ĐT đã triển khai hàng loạt các chương trình hợp tác, trao đỏi giảng viên, sinh viên. Từ năm 2000 đến nay, các trường đại học trọng điểm Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 1650 lượt giảng viên. các nhà khoa học đến giảng dạy, trao đổi học thuật và hơn 300 lượt sinh viên. học sinh các nước thành viên đến học tập và giao lưu văn hóa '”. Đặc biệt, Việt Nam đã tiếp nhận nhiều nguồn học bổng của các nước ASEAN để triển khai các chương trình đào tạo dài hạn. Ngoài các khóa học dài hạn, sinh viên Việt Nam đã nhận được nhiều học bổng để tham gia các khóa học ngắn hạn, các diễn đàn sinh viên và các hoạt động giao lưu học thuật

- Sinh viên Việt Nam còn tích cực tham gia các hoạt động, các diễn đàn thường niên của sinh viên, thanh niên khu vực ASEAN như: Diễn đàn Giáo dục của AUN, Diễn đàn văn hóa thanh niên ASEAN, cuộc thi các nhà hùng biện trẻ, Hội thảo vai trò và dự Hội nghị ASEAN`s Today Word.

- Kiểm định chất lượng giáo dục đại học: Rất nhiều đại học của Việt Nam đã chủ động tổ chức thực hiện và có những hoạt động hợp tác trong lĩnh vực KĐCL với các ĐH đối tác và các cơ sở giáo dục trong AUN như: Tham gia Nhóm điều hành dự án "Xây dựng số tay đảm bảo chất lượng” của AUN (từ năm 2006): tham gia đoàn đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 11 cánh diều, giải Địa lí 11 cánh diều trang 57, giải Địa lí 11 CD trang 57

Bình luận

Giải bài tập những môn khác