5 phút giải Địa lí 11 cánh diều trang 33
5 phút giải Địa lí 11 cánh diều trang 33. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
Liên minh Châu Âu (EU) được xem như là một tổ chức liên kết khu vực lớn, tương đối chặt chẽ và thống nhất; là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn hàng đầu thế giới; có vị thế ngày càng cao và vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Vậy EU có quy mô, mục tiêu cụ thể và thể chế hoạt động như thế nào? EU có vị thế ra sao trong nền kinh tế thế giới?
I. QUY MÔ, MỤC TIÊU VÀ THỂ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA EU.
1. Quy mô
CH: Đọc thông tin và quan sát hình 9.1 hãy xác định các quốc gia thuộc EU đến năm 2021.
2. Mục tiêu và thể chế hoạt động
CH: Đọc thông tin và quan sát các hình 9.2, 9.3 hãy xác định mục tiêu và thể chế hoạt động của EU.
II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI.
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
2. Trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới
3. Trung tâm khoa học - công nghệ hàng đầu thế giới
CH: Đọc thông tin, quan sát hình 9.4 và bảng 9.2 hãy chứng minh vị thế lớn của EU trong nền kinh tế thế giới.
III. HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT TRONG KHU VỰC.
1. Xây dựng một thị trường chung EU thống nhất, bền vững
2. Thiết lập hệ thống tiền tệ bằng đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô)
3. Hợp tác trong phát triển ngành hàng không vũ trụ
4. Liên kết vùng châu Âu
CH: Đọc thông tin, hãy lựa chọn và phân tích một số biểu hiện của hợp tác, liên kết trong khu vực EU.
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Việc thiết lập thị trường chung Châu Âu và sử dụng đồng tiền Ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của EU?
Bài tập 2: Dựa vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ trọng xuất khẩu của EU và các trung tâm kinh tế lớn so với thế giới năm 2020. Rút ra nhận xét.
VẬN DỤNG
Bài tập 3: Tìm kiếm thông tin trên internet và các nguồn tư liệu khác về một trong các vấn đề của EU (tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, sử dụng chung đồng Ơ-rô, tự do tiền vốn, hợp tác sản xuất,..) Hãy viết một đoạn văn ngắn (10- 15) dòng để giới thiệu về vấn đề đó.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
MỞ ĐẦU
- Quy mô của EU: tính đến năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 3,1% diện tích và 5,7% dân số thế giới.
- Mục tiêu của EU:
+ Xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó, hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại nhằm thúc đẩy sự thống nhất châu Âu và góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Thể chế hoạt động của EU:
+ Gồm: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Ủy ban Liên minh châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa Kiểm toán châu Âu, Tòa án Công lí EU.
+ Mọi vấn đề quan trọng do các cơ quan đầu não trên của EU quyết định.
- Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới:
+ Là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
+ Là trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới.
+ Là trung tâm khoa học - công nghệ hàng đầu thế giới.
I. QUY MÔ, MỤC TIÊU VÀ THỂ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA EU.
1. Quy mô
CH:
Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm 27 nước thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni.
2. Mục tiêu và thể chế hoạt động
CH:
* Mục tiêu: xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó, hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên; tăng cường sự hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại nhằm thúc đẩy sự thống nhất châu Âu và góp phần vào viêc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
* Thể chế hoạt động:
Hội đồng châu Âu
Nghị viện châu Âu
Ủy ban Liên minh châu Âu
Hội đồng Bộ trưởng EU
Ngân hàng Trung ương châu Âu
Tòa Kiểm toán châu Âu
Tòa án Công lí EU
II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI.
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
2. Trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới
3. Trung tâm khoa học - công nghệ hàng đầu thế giới
CH: Vị thế lớn của EU trong nền kinh tế thế giới được thể hiện qua những khía cạnh sau:
Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- EU là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Năm 2021, Eu đóng góp khoảng 17,8% tỉ trọng GDP của thế giới.
- Trong số 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới thì có ba nước thuộc EU: Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li
Trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới
- EU là nhà xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới
- Kí kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các hiệp định khác có thành phần thương mại với nhiều nước.
- EU chỉ chiếm 2,2% diện tích lục địa của trái đất và 7,1% dân số thế giới, nhưng đã chiếm (năm 2021):
+ 31,0% giá trị xuất khẩu của thế giới.
+ 29,7% giá trị nhập khẩu của thế giới.
Những số liệu trên cho thấy EU là một khối kinh tế ngày càng mạnh và là trung tâm kinh tế đứng đầu thế giới hiện nay.
- Eu áp dụng một mức thuế chung từ bên ngoài đối với tất cả hàng hóa vào thị trường, đặt ra mức phạt thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu vào EU có giá rẻ hơn so với mức giá ở nước xuất khẩu.
- Các thành phố lớn đồng thời là trung tâm tài chính lớn của khu vực và thế giới: Phran-đuốc, Pa-ri, Lúc-xăm-bua, An-xtec-đam.
- Các hoạt động thương mại và tài chính quốc tế của EU có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của thế giới.
Trung tâm khoa học - công nghệ hàng đầu thế giới
- Các nước EU "xây dựng Liên minh Châu Âu thành một nền kinh tế tri thức có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới".
- Khoa học - công nghệ được EU ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực như: nông nghiệp và an ninh lương thực, môi trường, biến đổi khí hậu, đổi mới và tăng trưởng,...
- Trong những năm gần đây, thế mạnh về khoa học công nghệ của EU tập trung vào sản xuất vật liệu tiên tiến (nano), công nghệ khoa học đời sống, điện tử vi mô, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bảo mật và kết nối, hàng không vũ trụ.
- Những nước có tiềm lực mạnh về khoa học - công nghệ: cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển, ...
III. HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT TRONG KHU VỰC.
1. Xây dựng một thị trường chung EU thống nhất, bền vững
2. Thiết lập hệ thống tiền tệ bằng đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô)
3. Hợp tác trong phát triển ngành hàng không vũ trụ
4. Liên kết vùng châu Âu
CH: Một số biểu hiện của hợp tác, liên kết trong khu vực EU:
Xây dựng một thị trường chung EU thống nhất, bền vững: trong đó, hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn, con người được tự do lưu thông giữa các nước thành viên. Thị trường chung có vai trò kích thích cạnh tranh và thương mại, cải thiện hiệu quả, nang cao chất lượng và hạ giá thành; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Thiết lập hệ thống tiền tệ bằng đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô): khu vực đồng Ơ-rô bao gồm 19 quốc gia thành viên EU, sử dụng đồng Ơ-rô như một loại tiền tệ duy nhất. Đống Ơ -rô có vị trí cao trong giao dịch quốc tế, là đồng tiền dự trữ chính thức quốc tế.
Hợp tác trong phát triển ngành hàng không vũ trụ: cơ quan Không gian châu Âu (ESA) có 17 thành viên. Các trung tâm điều hành không gian chây Âu (ESOC) thuộc cơ quan này đặt ở 7 quốc gia: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, An-giê-ri và Ô-xtray-lia-a. Ngoài ra các nước còn hợ tác trong việc phát triển và sản xuất máy bay dân dụng và quân sự, máy bay trực thăng, máy bay không người lái, động cơ hàng không,...
Liên kết vùng châu Âu: 158 liên kết vùng.
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
LUYỆN TẬP
Bài tập 1: EU thiết lập thị trường chung trong khối là bởi vì:
EU thiết lập thị trường chung trong khối là nhằm xóa bỏ đi những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bốn mặt tự do của lưu thông: Tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu thông hàng hóa và tự do lưu thông tiền vốn.
Mặt khác, việc thiết lập thị trường chung trong khối sẽ giúp cho các nước đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn ở trên thế giới.
Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung ơ-rô có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển EU: nó đã thực sự mang lại những lợi ích lớn. Cụ thể đó là: Việc đưa vào sử dụng đồng tiền chung có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, thủ tiêu những rủi ro khi chuyên đổi tiền tệ, tạo thuận lợi trong chuyển giao vốn trong EU và đơn giản công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Bài tập 2: Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: Nhìn chung EU chiếm tỉ trọng cao trong xuất khẩu của thế giới năm 2020, cao hơn các trung tâm kinh tế khác, cụ thể:
+ EU chiếm tỉ trọng cao nhất trong xuất khẩu của thế giới năm 2020, đạt tới 31%.
+ Tiếp đó đứng thứ 2 là Trung Quốc với 12,7%
+ Hoa Kỳ chiếm tỉ trọng khá cao trong xuất khẩu thế giới, đạt 9,2%.
+ Thấp nhất là Nhật Bản, chỉ chiếm 3,3% trong tỉ trọng xuất khẩu thế giới.
VẬN DỤNG
Bài tập 3:
Đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO) sẽ chính thức ra mắt vào ngày 1/1/1999. Đây là một sự kiện lịch sử đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới. Tham gia đồng EURO đợt đầu sẽ có 11 nước thành viên của EU : Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, A'o, Bỉ, Luxemburg, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Ailen. Ba nước Anh, Thuỵ Điển và Đan Mạch chưa tham gia đợt này, còn Hy Lạp chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để trở thành thành viên.
Tại cuộc gặp cấp cao EU họp vào tháng 12-1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định gọi đồng tiền chung châu Âu là EURO vì lý do sau : EURO không trùng tên với bất cứ đồng tiền của quốc gia thành viên nào (ECU trùng tên với đồng tiền vàng của Pháp trước đây), EURO đều có thể viết bằng ngôn ngữ của tất cả các thành viên. Châu Âu với một đồng tiền chung duy nhất là mục tiêu phấn đấu bền bỉ của EU. Liên minh này được ghi trong chương II của Hiệp ước Maastricht và được triển khai theo 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1: Bắt đầu từ 1-7-1990 và kết thúc vào 31-12-1993.
Giai đoạn 2 : Được coi là giai đoạn chuyển tiếp và bắt đầu từ 1-1-1994 đến 31-12-1998.
Giai đoạn 3 : Từ 1-1-1999 bắt đầu đưa đồng EURO vào lưu hành.
Sự ra đời đồng tiền chung châu Âu là kết quả của một quá trình phấn đấu đầy gian khổ của chính phủ các nước thuộc EU nhằm thực hiện liên minh kinh tế và tiền tệ. Nếu không có đồng tiền chung thì Thị trường chung châu Âu không thể hoàn thiện và không có ý nghĩa nhiều trên thực tế.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Địa lí 11 cánh diều, giải Địa lí 11 cánh diều trang 33, giải Địa lí 11 CD trang 33
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận