Tóm tắt kiến thức địa lí 11 cánh diều bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lí 11 cánh diều bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Vị trí địa lí:

+ Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm 11 quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo + Đông Nam Á có vùng biển rộng, với các biển như: Biển Đông, Gia-va, Ban-đa, Ti-mo,...

+ Đông Nam Á có vị trí đặc biệt quan trọng, nằm trên con đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương; là cầu nối châu  u, châu Phi, khu vực Nam Á với khu vực Đông Á; nối lục địa Á –  u với Ô-xtrây-li-a; có eo biển Ma-lắc-ca - nơi có khoảng 1/4 lượng hàng hoá lưu thông bằng đường biển của thế giới đi qua hằng năm. 

=> Đông Nam Á nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động châu Á – Thái Bình Dương, ở nơi giao thoa của các vành đai sinh khoáng lớn, các luồng sinh vật và các nền văn hoá lớn.

- Đông Nam Á nằm từ khoảng vĩ độ 28°B đến khoảng vĩ độ 10°N, phần lớn trong khu vực nội chí tuyến và khu vực hoạt động của gió mùa.

- Ảnh hưởng: 

+ Lãnh thổ rộng, vị trí địa lí thuận lợi đã tạo điều kiện cho Đông Nam Á trong giao lưu, phát triển các ngành kinh tế, đẩy mạnh các ngành kinh tế biển, tạo cho Đông Nam Á có một nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc. 

+ Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á nằm ở nơi có nhiều thiên tại như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, sạt lở đất,... ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và sản xuất của người dân

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội

Địa hình và đất đai

- Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn:

+ Đông Nam Á lục địa có nhiều dãy núi cao hướng tây bắc – đông nam hoặc bắc – nam. Các cao nguyên rộng nằm xen kẽ với các dãy núi 

+ Đông Nam Á hải đảo chủ yếu là núi trẻ với nhiều hướng khác nhau và có nhiều núi lửa đang hoạt động. 

+ Khu vực này có đất fe-ra-lit là chủ yếu, tập trung thành các vùng rộng lớn.

- Địa hình đồng bằng: Các đồng bằng châu thổ lớn chủ yếu ở Đông Nam Á lục địa và có các đồng bằng ven biển.

- Địa hình bờ biển rất đa dạng với nhiều vũng, vịnh, đầm, phá, bãi cát,....

- Địa hình và đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát triển các hoạt động sản xuất. 

+ Khu vực đồi núi thuận lợi để trồng cây công nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, tạo cảnh quan cho phát triển du lịch,...

+ Khu vực đồng bằng thuận lợi cho giao thương, trồng lúa nước và các cây hằng năm khác....

- Tuy nhiên, ở các vùng núi cao thường gặp nhiều trở ngại trong giao thông vận tải; còn ở các vùng trũng thấp thường dễ ngập úng vào mùa mưa hay chịu tác động của thuỷ triều.... làm cho các hoạt động kinh tế gặp nhiều khó khăn

Khí hậu

- Đông Nam Á có khí hậu phân hoá đa dạng với các đới và kiểu khí hậu khác nhau như: cận nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo; các khu vực núi cao có khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới. 

- Khí hậu đã tạo thuận lợi cho Đông Nam Á phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng sản phẩm; tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới phát triển quanh năm. 

- Tuy nhiên, một số khu vực thường xảy ra thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán,... gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Sông, hồ

- Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc, các sông nhiều nước, hàm lượng phù sa lớn, chế độ nước sông theo mùa. 

- Đông Nam Á có nhiều hồ, giữ vai trò quan trọng nhất là Biển Hồ ở Cam-pu-chia.

- Sông, hồ đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, tạo cảnh quan cho du lịch. Các sông ở miền núi có giá trị thuỷ điện. 

- Hồ có vai trò điều tiết nước, hạn chế lũ lụt cho vùng đồng bằng. 

- Tuy nhiên, vào mùa mưa, sông thường xuyên gây lũ lụt, gây hậu quả cho đời sống và sản xuất.

Sinh vật

- Đông Nam Á có tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng. Có diện tích rừng lớn, chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm nên có tính đa dạng sinh học cao, thành phần loài đa dạng.

- Tài nguyên sinh vật đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác và chế biến lâm sản, du lịch, ngoài ra, rừng ngập mặn ven biển còn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản. 

- Tuy nhiên, để phát triển kinh tế bền vững cần phải chú ý tới bảo vệ môi trường và đảm bảo đa dạng sinh học.

Khoáng sản

- Đông Nam Á có khoáng sản đa dạng như: sắt, mi-ken, dòng thiếc, than, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên... trong đó, nhiều khoảng sản có giá trị lớn. 

Đây là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp và cũng là các mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước

Biển

Đông Nam Á có vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn, nhiều bãi biển đẹp, có nguồn khoáng sản và sinh vật biển phong phú,... 

Đây là điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển giao thông đường biển, xây dựng hải cảng. trung tâm du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác muối... 

- Biển cung cấp nguồn năng lượng rất lớn từ thuỷ triều, sức gió. 

III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

- Đông Nam Á có số dân đông và tăng nhanh. Năm 2020, số dân của khu vực này là 668,4 triệu người, chiếm khoảng 8,6 % dân số thế giới. 

- Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức cao.

- Cơ cấu dân số Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng già hoá.

- Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở các đồng bằng, hạ lưu sông và vùng ven biển. Năm 2020, mật độ dân số trung bình của khu vực khoảng 148 người/km 2và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

- Tỉ lệ dân thành thị chưa cao. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị của khu vực trên 49 %. 

- Đông Nam Á là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống, đã góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng và giàu bản sắc.

=> Đặc điểm dân cư tạo cho Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng gây nhiều sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở......

2. Xã hội

- Đông Nam Á có nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc. Đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

- Giáo dục được chú trọng đầu tư phát triển, tỉ lệ người biết chữ và số năm đến trường đã tăng lên. 

- Ngành y tế cũng phát triển với tốc độ khá nhanh. 

- HDI có xu hướng tăng và khác nhau ở mỗi quốc gia,

- Đông Nam Á là khu vực có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Các tôn giáo trong khu vực là: Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo và Ki-tô giáo,

IV. KINH TẾ

1. Tình hình phát triển kinh tế chung

a) Quy mô GDP

- GDP của khu vực Đông Nam Á tăng khả nhanh. Năm 2020 đạt 3 083,3 tỉ USD.

b) Tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và giữa các nước.

- Giai đoạn 2015 – 2020 đạt khoảng 4 - 5 %

c. Cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu kinh tế ở phần lớn các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

2. Các ngành kinh tế

a. Nông nghiệp

- Ngành trồng trọt:  luôn giữ vai trò chủ đạo (chiếm khoảng 70 % tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của khu vực, năm 2020). 

+ Lúa gạo là cây lương thực chính, được trồng nhiều ở các nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam. Thái Lan và Việt Nam đã trở thành hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. + Đông Nam Á là khu vực trồng nhiều cao su, cà phê, dừa, mía., hồ tiêu, cọ dầu,…

+ Cây ăn quả được trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, chủ yếu cây ăn quả nhiệt đới chủ yếu của khu vực này là xoài, chôm chôm, chuối, sầu riêng, nhãn,..

- Ngành chăn nuôi: đang phát triển khá nhanh dựa vào lợi thế của điều kiện tự nhiên và sự phát triển khoa học công nghệ. Góp phần giải quyết tốt vấn để thực phẩm của khu vực và tạo mặt hàng xuất khẩu. 

- Lâm nghiệp: được chú trọng phát triển ở nhiều nước trong khu vực. 

+ Các nước có độ che phủ rừng cao là: Lào, Việt Nam, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.... Năm 2020, sản lượng gỗ trên của khu vực đạt hơn 300 triệu m3

+ Tuy nhiên, việc khai thác không hợp lí làm cho diện tích rừng bị suy giảm.

 - Thuỷ sản: phát triển với tốc độ khá nhanh ở hầu hết các nước Đông Nam Á, tỉ trọng đóng góp trong GDP tăng nhanh. 

=> góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu, mang lại doanh thu cao cho nhiều nước. 

+ Đánh bắt thuỷ sản: năng suất và sản lượng đánh bắt ngày càng cao, hướng tới phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu.

+ Nuôi trồng thuỷ sản: phát triển mạnh; chủ yếu là nuôi cá, tôm và một số đặc sản khác. 

b. Công nghiệp

- Năm 2020, ngành này đóng góp khoảng 35,2 % GDP của khu vực và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng với nhiều ngành quan trọng như: cơ khí, điện tử - tin học, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản,... 

- Một số trung tâm công nghiệp lớn của khu vực là: Xin-ga-po, Băng cốc, Ma-ni-la, Thành phố Hồ Chí Minh,...

- Công nghiệp cơ khí: 

+ Cơ khí chế tạo máy được phát triển ở nhiều nước như: Thái Lan, In-do-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a. 

+ Sản phẩm của ngành này là: ô tô, tàu biển, máy nông nghiệp.... 

+ Cơ khí lắp ráp được phát triển ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan,...

- Công nghiệp điện tử - tin học: phát triển với tốc độ nhanh, là ngành mũi nhọn của nhiều nước. 

+ Các sản phẩm của ngành này rất da dạng phục vụ nền kinh tế trong nước và xuất khẩu như: thiết bị bưu chính viễn thông, linh kiện điện tử... 

+ Các nước có công nghiệp điện tử - tin học phát triển là: Xin-ga-po, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Việt Nam,... 

- Công nghiệp thực phẩm: đóng vai trò chủ đạo, mang lại giá trị cao và đóng góp đáng kể vào GDP của nhiều nước. 

+ Sản phẩm của ngành đa dạng như thực phẩm đông lạnh, thực phẩm sấy khô,... 

+ Các nước có ngành này phát triển là Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, ... - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: phát triển ở nhiều nước Đông Nam Á do phù hợp với trình độ lao động của người dân. Các nước có ngành này phát triển là: Việt Nam. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,... 

- Công nghiệp khai thác khoáng sản : Công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên ở In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Việt Nam... khai thác than In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,...; khai thác thiếc ở Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan. khai thác đồng ở Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a,

c. Dịch vụ

- Giao thông vận tải có vai trò thúc đẩy các ngành sản xuất, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong khu vực và các vùng lãnh thổ trên thế giới,... Các loại hình giao thông vận tải rất đa dạng như giao thông vận tải đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không. Mạng lưới giao thông đã mở rộng khắp khu vực

- Bưu chính viễn thông: đang phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hàng hoá và nhu cầu ngày càng cao của người dân. Quy mô của ngành này ngày càng lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh

- Du lịch: đang phát triển với tốc độ rất nhanh và trở thành ngành mũi nhọn của nhiều nước. Đông Nam Á là khu vực có tài nguyên du lịch phong phủ và đa dạng, nhiều di sản; bãi biển đẹp nổi tiếng. Các nước có doanh thu du lịch hằng năm ở mức cao là: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a,

- Thương mại: có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của khu vực. Tổng trị giả xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng nhanh;

- Tài chính ngân hàng: đang được mở rộng, từng bước hiện đại hoá để đáp ứng nhu cầu phát triển và hợp tác sâu rộng với thế giới. Nhiều tổ chức ngân hàng tài chính lớn trên thế giới đã đặt trụ sở ở một số nước Đông Nam Á


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á, kiến thức trọng tâm địa lí cánh diều bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á, nội dung chính bài Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

Bình luận

Giải bài tập những môn khác