Dễ hiểu giải Địa lí 11 Cánh diều bài 2 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Giải dễ hiểu bài 2 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 11 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2: TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

MỞ ĐẦU

Toàn cầu hóa, khu vực hóa là xu thế tất yếu trên thế giới và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia, khu vực. Vậy toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế có những biểu hiện, hệ quả như thế nào và ảnh hưởng ra sao đối với các nước trên thế giới? 

Giải nhanh:

♦ Toàn cầu hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… 

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu áp dụng rộng rãi.

- Hệ quả:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực

+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề

- Ảnh hưởng:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết 

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách

+ Gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước

♦ Khu vực hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn.

+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau

- Hệ quả:

+ Tạo điều kiện xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế 

+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực

+ Xuất hiện các vấn đề: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, …

- Ảnh hưởng:

+ Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.

+ Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế

I. TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

1. Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế 

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và bảng 2, hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế. 

Giải nhanh:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… 

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu áp dụng rộng rãi.

2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế 

Câu hỏi: Hãy trình bày các hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.

Giải nhanh:

  • Toàn cầu hóa thúc đẩy huyên môn hóa, hợp tác hóa
  • Toàn cầu hóa làm gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội để giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại.
  • Toàn cầu hóa cũng làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết 

II. KHU VỰC HÓA KINH TẾ

1. Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế 

Câu hỏi: Hãy trình bày các biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.

Giải nhanh:

  • Ngày càng nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn 
  • Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau 

3. Ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới 

Câu hỏi: Hãy phân tích ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

Giải nhanh:

Việc tham gia các tổ chức khu vực làm cho mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được vốn đầu tư bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập 

Bài tập 1: Lập sơ đồ thể hiện các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế. 

Giải nhanh:

BÀI 2: TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

Bài tập 2: Lấy một số ví dụ về biểu hiện của khu vực hóa kinh tế. 

Giải nhanh:

  • Ở liên cấp khu vực, chúng ta là thành viên của (APEC), (ASEM), (ASEAN),...
  • Đầu tư nước ngoài của nước ta tăng nhanh.

Vận dụng

Bài tập 3: Thu thập thông tin và liên hệ thực tế về một số kết quả mà Việt Nam đã đạt được kể từ khi gia nhập ASEAN. 

Giải nhanh:

Kể từ khi gia nhập ASEAN (năm 1995), nhất là sau khi Cộng đồng ASEAN được thành lập (năm 2015), “phát huy vai trò trong ASEAN” đã trở thành một trong những đường lối đối ngoại quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt, Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 8-8-2018, của Ban Bí thư, “Về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030” đã đề ra mục tiêu cho công tác đối ngoại đa phương thời gian tới, đó là “nỗ lực vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hoặc hòa giải tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước". 

Trong gần 30 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của tổ chức này. Ngay từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam luôn thể hiện vai trò tích cực và có trách nhiệm của mình, giúp mở rộng và tăng cường tính cố kết trong ASEAN cũng như thúc đẩy khả năng của ASEAN trên mọi lĩnh vực. 

Một trong những mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của Việt Nam khi tham gia ASEAN là mong muốn duy trì một môi trường an ninh hòa bình, ổn định tại khu vực. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác