Dễ hiểu giải Địa lí 11 cánh diều bài 26 Kinh tế Trung Quốc

Giải dễ hiểu Dễ hiểu giải Địa lí 11 cánh diều bài 26 Kinh tế Trung Quốc. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 11 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 26: KINH TẾ TRUNG QUỐC 

MỞ ĐẦU

Trung Quốc phát triển kinh tế qua nhiều giai đoạn với những bước thăng trầm. Để khôi phục và phát triển kinh tế, từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã có nhiều biện pháp với các chính sách phù hợp nhằm hiện đại hóa đất nước, tạo nên những thay đổi trong kinh tế - xã hội. Vậy nền kinh tế Trung Quốc có những đặc điểm gì và có vị thế như thế nào trên thế giới?

Giải nhanh:

- Đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc:

+ Trước năm 1978 chậm phát triển, sau năm 1978 công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. 

- Vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới:

+ Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, đối ngoại,…

+ Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia.

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRUNG QUỐC

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào các bảng 26.1, 26.2, hãy:

- Trình bày đặc điểm chung phát triển kinh tế của Trung Quốc.

- Liên hệ dẫn chứng để thấy được vị thế của Trung Quốc trên thế giới.

- Phân tích nguyên nhân của sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc

Giải nhanh:

* Đặc điểm chung phát triển kinh tế Trung Quốc:

- Trước năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc nhìn chung còn chậm phát triển. Từ sau năm 1978, công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

- Năm 2020, GDP của Trung Quốc đạt 14688,0 tỉ USD, chiếm 17,4% GDP toàn thế giới và chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Sau 10 năm (2010 - 2020), GDP của Trung Quốc đã tăng 2,4 lần.

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa đẩy mạnh công nghệ cao.

- Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia. 

* Ví dụ về vị thế Trung Quốc trên thế giới:

Thứ nhất,Trung  chiếm 17,4 % nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khía cạnh đáng quan tâm nhất là đóng góp tích lũy của Trung Quốc cho nền kinh tế toàn cầu còn nhiều hơn so với các nền kinh tế G7 cộng lại trong suốt một thập kỷ qua. 

Thứ hai, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đã trở thành một chương trình hàng đầu và là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Trung Quốc. 

Thứ ba, Trung Quốc nỗ lực mở rộng quan hệ đối tác với các nước và khu vực. Trong năm 2014, Trung Quốc có quan hệ đối tác với 67 quốc gia và khu vực. Con số này lên tới 112 vào năm 2021.

Thứ tư, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đưa ra Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu nhằm chia sẻ sự thịnh vượng của Trung Quốc với thế giới. 

* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:

- Tiến hành cuộc cải cách trong nông nghiệp, nông thôn với những chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại hình sản xuất ở nông thôn.

- Trong công nghiệp, tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị, khuyến khích các xí nghiệp vừa và nhỏ.

- Đầu tư có sở hạ tầng, xây dựng các cảng biển, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do.

- Phát triển khoa học - công nghệ; thu hút vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài.

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ.

1. Công nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 26.1 và dựa vào bảng 26.3, hãy:

- Kể tên một số trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp của mỗi trung tâm.

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp Trung Quốc.

Giải nhanh:

* Một số trung tâm công nghiệp của Trung Quốc: Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Đại Liên, Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải,...

* Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp Trung Quốc:

- Chiếm 37,8% trong GDP của cả nước (năm 2020).

- Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và thu hút đầu tư nước ngoài lớn.

- Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, phát triển các ngành ứng dụng công nghệ cao: công nghiệp chế tạo, điện tử - tin học, hóa chất,...

- Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc chủ yếu phân bố ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải như: Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, …

2. Nông nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 26.2 và dựa vào các bảng 26.4 và 26.5, hãy:

- Xác định một số cây trồng, vật nuôi chính của Trung Quốc.

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp Trung Quốc.

Giải nhanh:

* Một số cây trồng, vật nuôi chính của Trung Quốc:

  • Cây trồng: lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, mía, bông, đậu tương, thuốc lá,...
  • Vật nuôi: lợn, bò, gà,...

* Tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp Trung Quốc:

- Trồng trọt: Trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp. Năm 2020, ngành này đóng góp khoảng 60 % giá trị sản xuất nông nghiệp..

- Chăn nuôi: ngày càng được hiện đại hoá và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế để đảm báo nguồn cung thịt, trứng, sữa, ....

- Lâm nghiệp: được chú trọng phát triển do có nhiều tiềm năng. Sản lượng gỗ tròn khai thác hằng năm đạt khoáng 350,6 triệu m3 (năm 2020), đứng thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Ấn Độ. 

- Thuỷ sản: Trung Quốc là nước sản xuất thuỷ sản lớn, tổng sản lượng thuỷ sản đứng hàng đầu thế giới. 

3. Dịch vụ

Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 26.1 và dựa vào bảng 26.2, hãy:

- Xác định trên bản đồ một số sân bay, cảng biển.

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành dịch vụ Trung Quốc.

Giải nhanh:

* Một số sân bay, cảng biển Trung Quốc:

  • Sân bay: Hồng Kông, Đài Bắc, Vũ Hán,...
  • Cảng biển: Thượng Hải, Đại Liên, Thiên Tân,...

* Tình hình phát triển và phân bố ngành dịch vụ của Trung Quốc:

- Ngành dịch vụ Trung Quốc phát triển nhanh và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. 

- Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông vận tải của Trung Quốc từng bước được nâng cắp, mở rộng và hiện đại hoá.

- Bưu chính viễn thông: Hoạt động bưu chính phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới phủ kín rộng khắp đất nước, Trung tâm bưu chính lớn nhất là Bắc Kinh. Viễn thông phát tirển mạnh, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (năm 2020). Các trung tâm viễn thông lớn của Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thượng Hải,...

- Du lịch phát triển nhanh và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. 

- Thương mại:

+ Ngoại thương phát triển mạnh, Trung Quốc đứng đầu thế giới về tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu, chiếm 13,1 %  toàn thế giới (năm 2020).

+ Các mặt hàng xuất khẩu chính là: thiết bị truyền dẫn điện thoại vô tuyến, máy và thiết bị xử lí dữ liệu tự dộng, mạch tích hợp điện tử,....

+ Với số dân đông, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt đông nội thương đóng vai trò quan trọng trong nên kính tế. 

- Tài chính ngân hàng phát triển nhanh và có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng. 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

Bài tập 1: Dựa vào hình 26.1, hãy nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc.

Giải nhanh:

- Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.

- Công nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khooáng sản và tiềm năng thủy điện lớn. 

Bài tập 2: Dựa vào bảng 26.6, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc năm 2000 và năm 2020. Rút ra nhận xét.

Giải nhanh:

BÀI 26: KINH TẾ TRUNG QUỐC BÀI 26: KINH TẾ TRUNG QUỐC 

- Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc năm 2000 và năm 2020 tăng nhanh, năm 2020 tăng gấp hơn 10 lần so với năm 2000. 

- Nhìn chung, tỉ trọng xuất khẩu và nhập khẩu vẫn giữ ở vị thế cân bằng, không chênh lệch đáng kể.

Vận dụng

Bài tập 3: Tìm kiếm các thông tin và liên hệ thực tế, hãy nêu các biểu hiện về mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam

Giải nhanh:

- Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục nhiều năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh. Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trên thế giới, sau Hoa Kỳ.

- Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, lớn thứ tám trên thế giới và là thị trường xuất khẩu lớn thứ năm và thị trường nhập khẩu lớn thứ chín của Trung Quốc trên thế giới.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác