Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 11 cánh diều bài 26 Kinh tế Trung Quốc

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 bài 26 Kinh tế Trung Quốc - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khu vực nào sau đây tập trung nhiều trung tâm công nghiệp của Trung Quốc ?

  • A. Miền Đông.
  • B. Miền Tây.
  • C. Đồng bằng Hoa Bắc.
  • D. Đồng bằng Hoa Nam.

Câu 2: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

  • A. Công cuộc đại nhảy vọt.
  • B. Cách mạng văn hóa và các kế hoạch 5 năm.
  • C. Công cuộc hiện đại hóa.
  • D. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.

Câu 3:  Để thu hút vố đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã

  • A. Tiến hành cải cách ruộng đất.
  • B. Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.
  • C. Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.
  • D. Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.

Câu 4: Một trong những thế mạnh để phát triển công nghiệp của Trung Quốc là

  • A. Khí hậu ổn định.
  • B. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
  • C. Lao động có trình độ cao.
  • D. Có nguồn vốn đầu tư lớn.

Câu 5: Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính là:

  • A. Chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.
  • B. Chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.
  • C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.
  • D. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

Câu 6: Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

  • A. Điện, luyện kim, cơ khí.
  • B. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động.
  • C. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.
  • D. Điện, chế taọ máy, cơ khí.

Câu 7: Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào ?

  • A. Chế tạo máy.
  • B. Dệt may.
  • C. Sản xuất ô tô.
  • D. Hóa chất.

Câu 8: Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc chủ yếu tập trung ở?

  • A. Phía Tây Trung Quốc. 
  • B. Vùng duyên hải.  
  • C. Phía Tây Nam Trung Quốc. 
  • D. Phía Bắc Trung Quốc.  

Câu 9: Cây trồng nào sau đây phát triển mạnh ở đồng bằng Đông Bắc của Trung Quốc?

  • A. Lúa mì, đỗ tương, thuốc lá.
  • B. Lúa mì, ngô, củ cải đường.
  • C. Lúa gạo, mía, chè.
  • D. Lúa gạo, chè, bông.

Câu 10: Điều kiện nào sau đây giúp cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển?

  • A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
  • B. Mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài.
  • C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • D. Ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp.

Câu 11: Khi thực hiện chính sách công nghiệp mới, ngành nào sau đây không được Trung Quốc đầu tư?

  • A. Điện tử.
  • B. Tin học.
  • C. Sản xuất ô tô.
  • D. Xây dựng.

Câu 12: Ý nào sau đây không đúng với đường lối hiện đại hoá công nghiệp của Trung Quốc?

  • A. Các nhà máy xí nghiệp chủ động kinh doanh.
  • B. Thu hút vốn kĩ thuật nước ngoài, tích cực mở rộng thị trường
  •  C. Duy trì ờ mức bình thường ngành công nghiệp truyền thống, phát triển công nghiệp hiện đại.        .
  • D. Chù động đầu tư, hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng nghệ cao.

Câu 13: Điều kiện thuận lợi nào sau dây để Trung Quốc phát triền các ngành công nghiệp truyền thống?

  • A. Có tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn.
  • B. Là các ngành phát triển từ lâu.
  • C. Lao động giá rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • D. Tất cả các điều kiện trên.

Câu 14:  Yếu tố nào sau đây góp phần quyết định cho việc chế tạo thành công tàu vũ trụ của Trung Quốc?

  • A. Phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật cao.
  • B. Chính sách kinh tế thị trường.
  • C. Chính sách mở cửa.
  • D. Công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Câu 15:  Ngành công nghiệp kỹ thuật cao của Trung Quốc không phải là ngành nào sau đây?

  • A. Sản xuất ô tô.
  • B. Điện tử.
  • C. Cơ khí chính xác.
  • D. Sản xuất máy móc tự động.

Câu 16: Điều kiện nào sau đây giúp cho đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc của Trung Quốc trồng nhiều lúa mì?

  • A. Nguồn lao động dồi dào.
  • B. Đất đai màu mỡ.
  • C. Khí hậu ôn đới gió mùa.
  • D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc?

  • A. Cây lương thực có sản lượng đứng đầu thế giới.
  • B. Ngành trồng trọt chiếm ưu thế.
  • C. Ngành chăn nuôi có tỉ trọng ngày càng tăng.
  • D. Cây công nghiệp chiếm vị trí quang trọng.

Câu 18: Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?

  • A. Thay đổi cơ chế quản lý.
  • B. Thực hiện chính sách mở cửa.
  • C. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
  • D. Ưu tiên phát triện công nghiệp truyền thống.

Câu 19: Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở

  • A. Miền Tây.     
  • B. Miền Đông.
  • C. Ven biển.     
  • D. Gần Nhật Bản và Hàn Quốc.

Câu 20: Những ngành công nghiệp có thể tăng nhanh năng suất đáp ứng nhu cầu người dân và xuất khẩu mà Trung Quốc chú ý phát triển là

  • A. khai thác khoáng sẳn, chế biến hải sản.
  • B. chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, ô tô và xây dựng.
  • C. hàng không vũ trụ, công nghệ sử dụng năng lượng vũ trụ.
  • D. chế biến thực phẩm, ngành dệt, giấy.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác