Dễ hiểu giải Địa lí 11 Cánh diều bài 20 Kinh tế Liên Bang Nga

Giải dễ hiểu bài 20 Kinh tế Liên Bang Nga. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 11 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 20: KINH TẾ LIÊN BANG NGA

MỞ ĐẦU

Các ngành kinh tế của Liên bang Nga phát triển như thế nào? Liên bang Nga có những vùng kinh tế quan trọng nào và chúng có đặc điểm ra sao? 

Giải nhanh

- Sự phát triển các ngành kinh tế:

+ Công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng khá lớn trong GDP (20% năm 2020). 

+ Ngành nông nghiệp ngày càng được phát triển và hiện đại hóa. 

+ Ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Nga và có cơ cấu đa dạng

I. CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Công nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 20.1, 20.2, hãy trình bày tình hình phát triển của ngành công nghiệp Liên bang Nga.

Giải nhanh:

– Là ngành xương sống của kinh tế Liên bang Nga. 

– Cơ cấu đa dạng, gồm các ngành truyền thống và hiện đại. 

– Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn tài chính lớn: đứng đầu thế giới về khai thác. 

– Công nghiệp truyền thống: 

+ Ngành: năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, giấy, ...

+ Phân bố: tập trung ở Đông Âu, Tây Xibia và dọc đường giao thông. 

– Công nghiệp hiện đại: 

+ Các ngành: điện tử- hàng không, vũ trụ, nguyên tử. Công nghiệp quốc phòn

+ Phân bố: vùng trung tâm, Uran,….

2. Nông nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 20.3 và dựa vào bảng 20.1, hãy trình bày tình hình phát triển của ngành nông nghiệp Liên bang Nga. 

Giải nhanh:

– Quỹ đất lớn, có khả năng trồng nhiều loại cây và phát triển chăn nuôi.
– Sản lượng lương thực đạt 78,2 triệu tấn và xuất khẩu trên 10 triệu tấn (2005).
– Sản lượng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, chăn nuôi, đánh bắt cá đều tăng trưởng. 

– Phân bố : trồng nhiều ở đồng bằng Đông Âu và phía Nam đồng bằng Xi-bia.

3. Dịch vụ

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 20.2, hãy trình bày tình hình phát triển của ngành dịch vụ Liên bang Nga

Giải nhanh:

- Giao thông phát triển đủ loại hình, đang được nâng cấp.

- Kinh tế đối ngoại: Rất quan trọng.

- Có tiềm năng du lịch lớn.

- Các ngành dịch vụ khác phát triển mạnh.

II. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ VÙNG KINH TẾ

Câu hỏi: Dựa vào bảng thông tin, hãy trình bày đặc điểm nổi bật của một vùng kinh tế quan trọng ở Liên bang Nga. 

Giải nhanh:

+ Vùng Trung ương:Vùng KT lâu đời, phát triển nhanh nhất. Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn; tập trung nhiều ngành công nghiệp. 

+ Vùng Trung tâm đất đen 

– Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp. 

– Công nghiệp phát triển đặc biệt là các ngành phục vụ cho nông nghiệp. 

+ Vùng Uran: Công nghiệp phát triển (khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí, hoá chất, chế biến gỗ, khai thác và chế biến dầu mỏ, khí tự nhiên). 

+ Vùng Viễn Đông: Công nghiệp khai thác khoáng sản, gỗ, đóng tàu, cơ khí, đánh bắt cá, chế biến hải sản. 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

Bài tập 1: Chứng minh rằng công nghiệp Liên bang Nga có cơ cấu ngành đa dạng.

Giải nhanh:

Công nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế Nga với nhiều ngành sản xuất có sản lượng hàng đầu thế giới. Cơ cấu ngành công nghiệp Nga đa dạng bao gồm các ngành truyền thống và hiện đại:

– Các ngành công nghiệp truyền thống nổi tiếng: năng lượng, luyện kim đen, luyện kim màu (bô-xit, ni-ken, đồng, chi), khai thác vàng và kim cương, khai thác gỗ...

– Các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử – tin học, hàng không, công nghiệp vũ trụ, nguyên tử, công nghiệp quốc phòng...

Bài tập 2: Lập sơ đồ thể hiện tình hình phát triển ngoại thương của Liên bang Nga.

Giải nhanh:

BÀI 20: KINH TẾ LIÊN BANG NGA

Vận dụng

Bài tập 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Liên bang Nga và Việt Nam.

Giải nhanh:

- Là quan hệ truyền thống được hai nước đặc biệt quan tâm, LB Nga vẫn coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở ĐNA.

- Quan hệ hợp tác Nga – Việt được khẳng định là tiếp nối mối quan hệ Xô – Việt trước đây. Quan hệ Nga – Việt trong thập niên 90 (thế kỉ XX) và nâng lên tầm cao mới của đối tác chiến lược vì lợi ích cả hai bên.

- Kim ngạch buôn bán 2 chiều Nga – Việt đạy 1,1 tỉ USD (2005) lên 3 tỉ USD vào những năm gần nhất. Hợp tác sẽ diễn ra trên nhiều mặt, toàn diện như: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và KHKT.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác