Giải SBT Địa lí 11 cánh diều Bài 2 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Hướng dẫn giải Bài 2 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế SBT Địa lí 11 cánh diều. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây không phải là của quá trình toàn cầu hóa kinh tế?

A. Giữa các nước có sự dịch chuyển hàng hóa dễ dàng

B. Phạm vi dịch chuyển dịch vụ trên thế giới mở rộng

C. Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành

D. Các hợp tác song phương đã trở nên phổ biến nhiều

Câu 2: Ý nào sau đây là hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Thúc đẩy chuyên môn hoá, hợp tác hoá.

B. Nhiều tổ chức khu vực được hình thành.

C. Bổ sung các nguồn lực của mỗi quốc gia.

D. Giảm sức ép từ các quốc gia ngoài khu vực.

Câu 3: Ý nào sau đây là hệ quả của khu vực hoá kinh tế?

A. Tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

B. Tăng ảnh hưởng giữa các quốc gia trên toàn thế giới.

C. Tạo cơ hội trao đổi công nghệ trên toàn thế giới.

D. Làm xuất hiện mạng lưới liên kết toàn cầu.

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng với biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế?

A. Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

B. Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh và có nhiều thuận lợi.

C. Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành, ngày càng mở rộng.

D. Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức.

Câu 5: Ghép ý ở cột A với ý ở cột B để thành một câu đúng

Cột A

 

Cột B

  1. Toàn cầu hóa kinh tế

  1. A. Sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong mỗi khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển

  1. Khu vực hóa kinh tế

  1. B. Là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực trên toàn thế giới về hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động…

  1. Sự ra đời của các tổ chức: Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)…

  1. C. Là biểu hiện của toàn cầu hóa

  1. Các hiệp ước , nghị định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi

 
  1. D. Là biểu hiện của khu vực hóa

Câu 6: Toàn cầu hoá kinh tế và khu vực hoá kinh tế có ảnh hưởng tích cực như thế nào đối với các quốc gia trên thế giới?

Câu 7: Cho bảng số liệu sau:

                   Năm
Tiêu chí

1990

2000

2010

2019

2020

Trị giá thương mại

8766,0

16038,5

37918,9

49140,0

44071,3

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

225,0

1400,0

1356,6

1523,0

998,9

Nhận xét giá trị thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới giai đoạn 1990 - 2020

Từ khóa tìm kiếm: giải sbt Địa lí 11 cánh diều, giải sbt Địa lí 11 cánh diều bài 1, giải sbt Địa lí 11 Bài 2 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, giải sbt Địa lí 11 Bài 2 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Bình luận

Giải bài tập những môn khác