5 phút soạn Văn 6 tập 1 cánh diều trang 51
5 phút soạn Văn 6 tập 1 cánh diều trang 51. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. TRONG LÒNG MẸ
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
CHUẨN BỊ
CH1: Khi đọc hồi kí các em cần chú ý:
Tác giả viết về ai, về sự việc gì? Viết như thế nhằm mục đích gì?
Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể?
Cảm xúc thái độ của người kể chuyện đối với sự việc và các nhân vật trong đó như thế nào?
Đọc trước đoạn trích Trong lòng mẹ tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyên Hồng và hồi kí những ngày thơ ấu.
CÂU HỎI GIỮA BÀI
CH1: Phần 1 cho biết hoàn cảnh của nhân vật "tôi" như thế nào?
CH2: Phản ứng của nhân vật:" tôi" trước lời kể của người cô như thế nào?
CH3: Phần 3 kể về việc gì? Đây có phải là nội dung chính của văn bản không? Có liên quan gì đến nhan đề văn bản?
CH4: Tìm các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật tôi khi gặp lại mẹ?
CH5: Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của:" tôi" như thế nào?
CH6: Tranh minh họa gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
CH7: Tình mẫu tử thể hiện như thế nào qua hành động, cảm xúc của " tôi"?
CH8: Vì sao" câu nói ấy bị chìm ngay đi"?
CÂU HỎI CUỐI BÀI
CH1: Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là gì? Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần nào của văn bản?
CH2: Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật “tôi” có gì khác nhau?
CH3: Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.
CH4: Chỉ ra một số biểu hiện của đặc điểm thể loại hồi kí trong đoạn trích.
CH5: Viết khoảng 4 - 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.
PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI
CHUẨN BỊ
CH1:
Tác giả viết về cậu bé Hồng về cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô và giây phút em gặp lại mẹ. Nhằm mục đích: thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm và vạch trần hiện thức xã hội phong kiến cổ hủ với những thói nhỏ nhen độc ác của đám thị dân tiểu tư sản.
Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất chứ không phải thứ ba khiến cho câu chuyện xác thực hơn do góc nhìn đặt ở những suy nghĩ tình cảm của nhân vật chính
Cảm xúc của các nhân vật trong truyện:
Hồng với bà cô: ghét cay ghét đắng những lời nói xúc xỉa của bà cô khi nói xấu mẹ
Bà cô với Hồng: luôn tìm cách bôi nhọ người mẹ tốt đẹp trong lòng Hồng
Hồng dành cho mẹ: tình cảm yêu thương, nhớ thương, tôn trọng mẹ mặc cho bà cô có nói xấu như thế nào chăng nữa
Bà cô với mẹ Hồng: ghét, luôn tìm cách bôi nhọ nói xấu
CÂU HỎI GIỮA BÀI
CH1: - Phần (1) cho biết hoàn cảnh của nhân vật “tôi” là cha mất. Còn mẹ thì đi làm ăn xa ở Thanh Hóa.
CH2: - Phản ứng của nhân vật “tôi” trước lời kể của cô: Ban đầu toan trả lời là có nhưng nhận ra sự cay nghiệt, ruồng rẫy của bà cô nên đáp lại là “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thể nào mợ cháu cũng về”.
CH3: Phần 3 kể về cuộc gặp mặt của mẹ con Hồng sau bao ngày xa cách. Đây là nội dung chính của văn bản và có liên quan đến nhan đề: "Trong lòng mẹ"
CH4: - Các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật “tôi” khi bất ngờ gặp mẹ là: “Liền đuổi theo, gọi bối rối, vui mừng nhưng cũng lo lắng, sợ sẽ bị cười, trêu trọc nếu như nhận nhầm mẹ, òa lên khóc nức nở, vui mừng khôn xiết”
CH5: Không còm cõi xơ xác quá như lời cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói"
" gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn màng làm nổi bật màu hồng của hai gò má"
quần áo thơm tho, khuôn miệng xinh xắn nhai trầu
CH6: - Tranh minh họa gợi lên sự vui mừng, hạnh phúc ngập tràn khi được ở trong vòng tay của mẹ của cậu bé Hồng từ đó làm nổi bật lên tình mẫu tử thiêng liêng, không điều gì, biến cố hay thăng trầm nào có thể ngăn cách được tình cảm mẹ con dành cho nhau.
CH7: - Tình mẫu tử được thể hiện qua những cử chỉ, hành động, cảm xúc của nhân vật “tôi” như sau: “Tôi ngồi trên xe điện, đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ” cảm xúc rạo rực, vui sướng khi được mẹ vuốt ve, vỗ về âu yếm.
CH8: "câu nói ấy bị chìm ngay đi" là do lúc này Hồng đã được gặp mẹ, được ở trong lòng mẹ, được cảm nhận hơi ấm của mẹ, chính vì thế lúc này đây những câu nói độc ác ấy chìm ngay đi, em chẳng để tâm tới nó nữa.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
CH1: Sự việc chính của đoạn trích:
Cuộc đối thoại cay nghiệt giữa Hồng và bà cô về mẹ ( phần 2)
Giây phút thiêng liêng khi Hồng gặp lại mẹ phần 3
CH2: Hình ảnh người mẹ:
Qua lời kể của bà cô: mẹ Hồng là một người đàn bà góa chồng, nợ nần cùng túng, bỏ con bỏ cái đi tha phương cầu thực, đi bán bóng đèn, vàng hương ở chợ, không hỏi han con cái hay gửi lấy một đồng quà
Trong tâm trí Hồng: Mẹ Hồng là một người đáng thương phải chịu đựng mọi dèm pha, dè bỉu, xã hội khinh khi, miệt thị, chồng mất, nhà chồng coi kinh, nợ nần chồng chất phải bỏ đi tha phương cầu thực để lại đứa con thơ cho đằng nội nuôi lớn.
CH3: - “ Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...”
- “ Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ, tôi ngả đầu vào cánh tay mẹ, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi... thơm tho lạ thường”
→ Qua những câu văn đó ta thấy khao khát mãnh liệt được gặp mẹ của cậu bé Hồng, qua đó cũng thể hiện mong muốn giản dị của một đứa trẻ con là được mẹ âu yếm, vuốt ve vỗ về che chở.
CH4: - Đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể loại hồi kí vì nó đã ghi chép lại sự việc xảy ra trong thời thơ ấu của của tác giả qua đó nó thể hiện dòng trạng thái tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.
- Câu chuyện còn được kể theo ngôi thứ I
CH5: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng đem đến cho tôi nhiều suy nghĩ và cảm xúc. Cậu bé Hồng - nhân vật chính hiện lên thật đáng thương. Cha mất sớm, mẹ phải đi làm ăn xa và nguyên một năm không gửi lấy mộ đồng qua hay một lời hỏi thăm. Hồng sống cùng người cô độc ác luôn gieo vào đầu cậu những ý nghĩ xấu xa về mẹ. Dù vậy, Hồng vẫn dành cho mẹ tình yêu thương tha thiết, tôn trọng. Cậu càng thêm căm ghét người cô, tự bênh vực mẹ trước hủ tục: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Ấn tượng nhất có lẽ là đoạn văn kể về việc Hồng gặp lại mẹ. Những câu văn đầy cảm xúc, khiến cho tôi vô cùng xúc động. Từ đó, tôi thêm trân trọng tình cảm mẫu tử hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 6 tập 1 cánh diều, soạn Văn 6 tập 1 cánh diều trang 51, soạn Văn 6 tập 1 CD trang 51
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận