5 phút soạn Văn 6 tập 2 cánh diều trang 32
5 phút soạn Văn 6 tập 2 cánh diều trang 32. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. LƯỢM
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1: Đọc trước bài thơ Lượm, tìm hiểu thêm về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời của bài thơ này.
CH2: Tìm hiểu một số nhân vật thiếu niên dũng cảm được nói tới trong các câu chuyện lịch sử và văn học.
ĐỌC VĂN BẢN
CH1: Chú ý cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất.
CH2: Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8.
CH3: Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12.
CH4: Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua các bức tranh minh họa này thế nào?
CH5: Khổ thơ (dòng 25-26) có gì đặc biệt so với các khổ khác?
CH6: Cách ngắt nhịp trong khổ thơ (dòng 39-42) có gì đặc biệt?
CH7: Câu hỏi dòng 47 có ý nghĩa gì?
SAU KHI ĐỌC
CH1: Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 10 dòng).
CH2: Đọc các khổ thơ: 2, 3, 4, 5, lập bằng sau vào vỡ và điền các chỉ tiết miêu tả Lượm phù hợp vào các cội.
Trang phục | |
Hình dáng | |
Cử chỉ hành động | |
Lời nói |
Trong các chi tiết tác giả đã dùng để miêu tả nhân vật Lượm, em thấy thú vị với chi tiết nào nhất? Vị sao?
CH3: Theo em, tại sao các dòng thơ 25, 26, 47 được tách ra thành những khổ thơ riêng?
CH4: Trong tác phẩm, tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và cho biết mỗi từ ngữ đó thể hiện thái độ và tình cảm gì?
CH5: Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa gì?
CH6: Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm; hãy viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết.
PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1: Tác giả Tố Hữu:
- Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2000, tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Quê quán: làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ.
- Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.
- Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.
Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được viết vào năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và in trong tập Việt Bắc.
- Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hy sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.
CH2: Một số nhân vật thiếu niên dũng cảm: Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Vừ A Dính, anh hùng Kim Đồng…
ĐỌC VĂN BẢN
CH1: Cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất:
Ngày Huế// đổ máu
Chú Hà Nội về//
Tình cờ // chú, cháu
Gặp nhau // Hàng Bè
Biện pháp tu từ hoán dụ: "Ngày Huế đổ máu" => Ở đây “đổ máu” hoán dụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khốc liệt, gian nan, bom đạn xảy ra ở Huế khi chúng quay trở lại xâm lược (năm 1947)
CH2: Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
Tác dụng: Các từ láy có tác dụng nhằm miêu tả cụ thể, sinh động ngoại hình, dáng điệu và cử chỉ của chú bị Lượm, một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.
CH3: So sánh “mồm huýt sáo vang - như con chim hót nhảy trên đường vàng"
=> Tác dụng: Gợi hình, gợi tả giúp hình ảnh chú bé đi liên lạc trở nên vui vẻ, hăng say, tươi tắn, đi làm nhiệm vụ nhưng rất lạc quan yêu đời.
CH4: Ngoại hình: Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn.
Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn.
Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời.
=> Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ.
Tính cách, phẩm chất:
Vui vẻ, yêu đời, lúc nào cũng hát ca khi làm nhiệm vụ.
Dũng cảm, không sợ nguy hiểm vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác.
Nguyện hi sinh vì đất nước.
→ Lạc quan yêu đời, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc.
CH5: - Đây là khổ thơ đặc biệt chỉ có 2 dòng thơ, mỗi dòng chủ có 2 tiếng.
- 2 câu này thuộc kiểu câu đặc biệt
→ Thể hiện niềm thương xót, nghẹn ngào của tác giả khi biết Lượm đã hi sinh trong một lần làm nhiệm vụ.
CH6: - Cách ngắt nhịp trong khổ thơ là:
Bỗng lòe// Chớp đỏ
Thôi rồi// Lượm ơi
Chú đồng chí//nhỏ
Một dòng// máu tươi.
- Cách ngắt nhịp trong khổ thơ thể hiện tâm trạng nghẹn ngào, đau đớn, đau xót trước sự hi sinh của Lượm
CH7: Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định. Từ đó:
+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.
+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.
SAU KHI ĐỌC
CH1: Năm đó tôi trở lại Huế vì Pháp đã quay trở lại Huế tấn công, tôi là thành viên trong đội thanh niên xung kích vào đó. Tình cờ trên con đường Hàng Bè tôi quen được Lượm, một cậu bé giao liên làm nhiệm vụ vận chuyển điện tín mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca nô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao, luôn cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước. Và rồi vào một ngày hè sau đó, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Tôi nghe kể lại rằng giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận và hi sinh trên mặt trận đầy bom đạn. Ôi thật đáng thương, tôi mong rằng chiến tranh hãy thật nhanh kết thúc để không còn một ai phải hi sinh như vậy nữa.
CH2:
Trang phục | Đội mũ ca lô lệch về một bên, đeo cái xắc xinh xinh |
Hình dáng | Nhỏ nhắn, loắt choắt, đầu nghênh nghênh, má đỏ bồ quân |
Cử chỉ hành động | Huýt sáo vang, yêu đời |
Lời nói | - Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà |
Em thấy thú vị về những lời nói của Lượm về công việc của mình. Cậu bé không hề tỏ ra thái độ hay sợ hãi mà cảm thấy rất vui khi mình được làm công việc mặc dù rất nguy hiểm.
CH3: - Các câu thơ đó được tách riêng vì đó là dòng cảm xúc lắng đọng lại của tác giả khi biết tin Lượm đã hi sinh, thể hiện sự tiếc nuối, ngậm ngùi, không muốn tin vào sự thật của tác giả.
CH4: - Người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ.
- Việc lựa chọn những từ ngữ xưng hô đó cho thấy tình cảm yêu thương, quý mến và trân trọng, cảm phục của tác giả dành cho Lượm. Với tác giả Lượm vừa là đứa cháu nhỏ đáng yêu và cũng là một người đồng chí, đồng đội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
CH5: Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa thể hiện sự hồi tưởng, nhớ nhung của tác tác giả về Lượm, đồng thời muốn khẳng định rằng em sẽ không chết, không bao giờ biến mất vĩnh viễn mà sẽ sống mãi trong lòng tác giả và mỗi chúng ta.
CH6: Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ. Em rất từ hào và cảm phục trước tinh thần chiến đấu bất khuất của anh Kim Đồng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 6 tập 2 cánh diều, soạn Văn 6 tập 2 cánh diều trang 32, soạn Văn 6 tập 2 CD trang 32
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận