5 phút soạn Văn 6 tập 2 cánh diều trang 51
5 phút soạn Văn 6 tập 2 cánh diều trang 51. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. KHAN HIẾM NƯỚC NGỌT
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1: Hằng ngày, em vẫn sử dụng nước, hãy giải thích cho mọi người rõ sự khác nhau giữa: nước, nước mặn, nước ngọt, nước sạch. Nguồn nước nhà em đang sử dụng trong sinh hoạt là loại nước nào?
CH2: Nếu phải trình bày trước lớp ba tác dụng của nước ngọt, em sẽ nêu những tác dụng nào?
ĐỌC VĂN BẢN
CH1: Ý chính của phần mở đầu là gì? Nó liên quan với tên văn bản như thế nào?
CH2: Các câu in nghiêng ở phần 2 dùng để phản đối ý kiến nào?
CH3: Chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng trong phần 2?
CH4: Phần 3 có vai trò gì trong văn bản nghị luận này.
SAU KHI ĐỌC
CH1: Văn bản Khan hiếm nước ngọt viết về vấn đề gì? Vấn đề có được nêu khái quát ở phần nào? Tên văn bản và vấn đề đặt ra trong có liên quan như thế nào?
CH2: Theo tác giả, có những lí do nào khiến nước ngọt ngày càng khan hiếm? Liệt kê ra vở các lý do theo bảng sau:
Hiện tượng | Lí do |
Nước ngọt ngày càng khan hiếm | a. Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra |
| |
| |
|
CH3: Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì và được thể hiện rõ nhất ở câu văn, đoạn văn nào? Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả không?
CH4: Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề nước ngọt?
CH5: So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm được những gì?
CH6: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) về chủ đề môi trường, có sử dụng thành ngữ " nhiều như nước".
PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1:
Nước | Nước mặn | Nước ngọt | Nước sạch |
- Là một loại chất lỏng, trong suốt, không màu không mùi vị | - Có vị mặn, chứ hàm lượng muối cao -Thường là nguồn nước ở biển, ở các đại dương. | -Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng muối tối thiểu - Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết | - Là nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. |
- Nguồn nước nhà em đang dùng là nước sạch.
CH2: Ba tác dụng của nước ngọt:
+ Giúp duy trì cuộc sống của con người.
+ Sử dụng cho nông nghiệp, tưới tiêu.
+ Cân bằng hệ sinh thái, không thể sống trong môi trường thiếu nước ngọt.
ĐỌC VĂN BẢN
CH1: Ý chính của phần mở đầu về là gợi mở về vấn đề nguồn nước kham hiếm. Nó chính là nhan đề của văn bản
CH2: - Các câu in nghiêng ở phần (2) dùng để phản đối ý kiến nguồn nước trên trái đất dồi dào và vô tận đâu đâu cũng thấy biển cả, đại dương mênh mông. Vì đó chỉ là nước mặn, trong khi nguồn nước mà con người, động vật, thực vật còn là nước ngọt.
CH3:
- Lí lẽ:
+ Bề mặt quả đất mênh mông là nước nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được.
+ Nguồn nước ngọt không phải là vô tận, không phải dùng hết là có ngay
- Bằng chứng:
+ Nước ngọt thì bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên dãy núi Himalaya
+ Do con người khai thác bừa bãi, xả bỏ rác thải, chất độc lại cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối nên nước ngọt lại ngày càng khan hiếm hơn nữa.
CH4: Phần 3 có vai trò khẳng định, kết luận của văn bản, lời kêu gọi mọi người cùng chung tay khai thác và bảo vệ hợp lí
SAU KHI ĐỌC
CH1: Văn bản nói về vấn đề tình trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới
Vấn đề đó được nêu khái quát ở phần 1.
Tên văn bản chính chính là nội dung của văn bản
CH2:
Hiện tượng | Lí do |
Nước ngọt ngày càng khan hiếm | a. Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra |
b. Đủ thứ rác thải, có những rác thải tiêu hủy được nhưng có những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, có những chất độc hại cứ ngấm vào đất, thải ra sông suối | |
c. Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình. | |
d. Nước ngọt phân bố không nhiều có nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại khan hiếm |
CH3: - Mục đích của tác giả trong văn bản này là muốn nêu lên thực trạng của tình trạng thiếu nước ngọt và kêu gọi mọi người chung tay khai thác sử dụng hợp lí, bảo vệ nguồn nước ngọt.
CH4: Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ trân trọng nước ngọt, phê phán những hành động làm ô nhiễm, khan hiếm nước ngọt
CH5: So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm được vai trò của nguồn nước, thực trạng nguồn nước đang diễn ra trên thế giới và em hiểu rằng mỗi người cần biết trân quý và sử dụng nguồn nước một cách hợp lí.
CH6: Môi trường gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người. Nhưng hiện nay, môi trường lại đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đầu tiên, không khí bị ô nhiễm do lượng khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông ngày càng nhiều. Tiếp đến là đất đai bị ô nhiễm đến từ việc con người sử dụng các loại hóa chất bảo quản thực vật trong sản xuất hay do việc sử dụng rác thải nhựa hay bao bì ni-lông. Với khoảng bảy mươi phần trăm diện tích bề mặt trái đất là đại đương. Con người nghĩ rằng chẳng có gì nhiều như nước. Nhưng đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Lượng nước ngọt được sử dụng trong sinh hoạt đang trở nên ngày càng khan hiếm. Từ đó, mỗi người cần phải có những hành động để bảo vệ môi trường, cũng chính là bảo vệ cuộc sống của nhân loại.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 6 tập 2 cánh diều, soạn Văn 6 tập 2 cánh diều trang 51, soạn Văn 6 tập 2 CD trang 51
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận