5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 4

5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 4. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH: Lịch sử là một dòng chảy liên tục theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, diễn ra một lần và không lặp lại. Lịch sử được nhận thức dựa vào nhiều nguồn sử liệu (do hiện thực lịch sử để lại) và bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của con người. Vậy làm thế nào để tiếp cận lịch sử một cách khách quan, trung thực, gần với sự thật nhất? Tại sao cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức 

a, Lịch sử

CH1: Trình bày khái niệm lịch sử. Các hình 1.1, 1.2 giúp em biết gì về hiện thực lịch sử?

CH2: Em hãy phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức (lấy ví dụ từ câu chuyện Con ngựa gỗ thành Tơ – roa)?

CH3: Sách thẻ tre giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử (ghi chép, giấy viết,…)?

- Từ thời xa xưa người Trung Quốc đã biết dùng thẻ tre để tạo ra sách, trở thành biểu tượng của nền văn minh Trung Hoa với lịch sử phát triển lâu đời. Sách thẻ tre cung cấp rất nhiều thông tin lịch sử, tử chính trị quân sự đến đời sống kinh tế, văn hoá,... của Trung Quốc trước khi có giấy viết.

b, Sử học

CH1: Nêu khái niệm Sử học?

CH2: Đối tượng nghiên cứu của Sử học?

CH3: Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-rê-rông, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?

2. Tri thức lịch sử và cuộc sống

a, Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

CH: Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?

b, Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử

CH: Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu?

c, Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

CH: Nêu những cách thức kết nối kiến thức, bài học lịch sử và cuộc sống.

LUYỆN TẬP

CH1: So sánh hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

CH2: Lập bảng thống kế những nội dung quan trọng về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học. 

CH3: Vẽ sơ đồ tư duy về tri thức lịch sử và cuộc sống.

VẬN DỤNG

CH: Trình bày với các bạn trong lớp suy nghĩ của em về một bài học lịch sử đã tiếp nhận trong quá trình học tập ở trường hay đi tham quan, xem phim,… được em vận dụng vào thực tiễn.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

CH:

- Để tiếp cận lịch sử một cách khách quan, trung thực, gần với sự thật nhất thì cần phải hiểu và nắm rõ được bản chất của khái niệm lịch sử và sử học. Đồng thời nhận thức được hai vấn đề cốt yếu khác biệt là hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

- Học tập và khám phá lịch sử là một quá trình suốt đời vì: 

+ Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiêu kinh nghiệm cha ông và sự phát triển hôm nay. Nhờ lịch sử mà con người và thời đại được định hình, lịch sử chứa đựng cả một kho tang kinh nghiệm vô cùng phong phú để con người rút ra bài học.

+ Khám phá ra những đặc điểm và quy luật phát triển của lịch sử, cung cấp những cơ sở khoa học để hoạch định con đường phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc cũng như của mỗi cộng đồng cư dân trên mọi lĩnh vực.

+ Sử học đáp ứng một nhu cầu tự nhiên và ngày càng nâng cao của con người vì ai cũng cần biết mình sinh ra từ đâu và quá khứ như thế nào. Chúng ta không thể hình dung được sự tồn tại và phát triển của loài người nếu như chúng ta bị tách rời khỏi quá khứ hoặc với cả một quá khứ mù mịt.     

+ Những tri thức lịch sử trang bị cho chúng ta những kiến thức tinh hoa của văn hóa nhân loại, của dân tộc để học hỏi, giao lưu, hội nhập với thế giới. 

+ Kiến thức lịch sử có tác dụng to lớn trong giáo dục các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ truyền thống, bản sắc dân tộc để không bị hòa tan khi hội nhập với thế giới, khu vực.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức 

a, Lịch sử

CH1: - Khái niệm lịch sử; Lịch sử là tất cả những gì thuộc về con người và xã hội loài người, diễn ra trong quá khứ. 

- Hình 1.1 Bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 được tìm thấy đầu tiên ở Yên Giang năm 1958 là minh chứng cho thấy nơi đây đã thực sự xảy ra sự kiện “Trận chiến trên sông Bạch Đằng” trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ ba, giúp các nhà khoa học nghiên cứu và phục dựng lại trận chiến thời xưa.

- Hình 1.2. Mô hình dựng bếp lửa và cảnh sinh hoạt của con người thời kì văn hóa Hòa Bình dựa trên các tư liệu lịch sử, khảo cổ,… giúp người hiện đại hiểu về quá khứ. 

=>Hình 1.1 là hiện thực lịch sử và hình 1.2 là nhận thức lịch sử.

CH2:

Hiện thực lịch sử

Lịch sử được con người nhận thức

Sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại khách quan.

Những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử ở nhiều góc độ khách nhau.

Tồn tại khách quan, độc lập với nhận thức của con người

Vừa mang tính chủ quan, vừa phụ thuộc vào hiện thực khách quan

Chỉ có một và không thể thay đổi

Chỉ có một và không thể thay đổi

Luôn có khoảng cách

CH3:

- Ví dụ “Con ngựa gỗ thành Tơ – roa” là điển tích văn học nổi tiếng có nguồn gốc tư I-li-at, sử thi đầu tiên của Hô-me. Con ngựa gỗ thành Tơ-roa” là diễn tích văn học nổi tiếng có nguồn gốc từ Hi-át, sử thi đầu tiên của Hô-me. Câu chuyện trung tâm của huyền thoại Hi-át là cuộc chiến thành Tơ-roa. Người tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến tranh thành Tơ-roa, thể hiện cách thức nhận thức, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa.

b, Sử học

CH1: Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phương, con người nói riêng.

CH2: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là quá trình phát sinh, phát triển, suy vong của xã hội loài người trong quá khứ (cá nhân, một nhóm, cộng đồng dân tộc, quốc gia, khu vực, thế giới). Đối tượng của Sử học mang tính toàn diện và đa dạng.

CH3: - Chức năng của Sử học: 

+ Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử.

+ Chức năng xã hội: phát hiện các quy luật phát triển của xã hội.

+ Chức năng giáo dục: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.

- Nhiệm vụ của Sử học:

+ Khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học và chân thực.

+ Bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học.

+ Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tình yêu nước, long khoan dung, nhân ái,…

2. Tri thức lịch sử và cuộc sống

a, Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

CH: Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy. Trong thực tế, tri thức lịch sử chỉ là một phần và luôn chưa đầy đủ về toàn bộ sự thật lịch sử, nhất là khi lịch sử đang diễn ra, còn chưa bộc lộ hết những diễn biến và bản chất. Vì vậy phải theo đuổi học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử đến cùng. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, khoa học Lịch sử không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngày càng cao của con người. Việc nghiên cứu và học tập lịch sử vì thế phải được duy trì thường xuyên, liên tục. Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. Qua đó, con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống, để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm, đời sống,

b, Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử

CH: 

Tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,... Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.

Tri thức lịch sử có hai dạng tồn tại: 

- Những tri thức đã được hiểu biết nhận thức văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết

quả nghiên cứu,...

– Những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế: thường được ẩn chứa dưới dạng niềm tin, giá trị kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,...

Lịch sử hiện thực tồn tại độc lập với ý thức của con người. Để hiểu biết sự thật lịch sử, về phương pháp phải bắt đầu từ sử liệu, dùng sử liệu để khôi phục sự kiện, sau đó, mới giải thích và đánh giá sự kiện. Vì vậy, muốn tái hiện bức tranh lịch sử càng đầy đủ, chính xác, cần phải tìm kiếm và sưu tầm các nguồn sử liệu,tìm kiếm những phát hiện mới để làm giàu tri thức cho nhân loại.

c, Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

CH: 

- Sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.

- Hiện tại luôn khơi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thời sự và thực tiễn hôm nay không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà đều ít nhiều bắt nguồn từ quá khứ. Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn đề đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.

- Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính | là sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại, là việc nhìn nhận cuộc sống hôm nay từ quan điểm lịch sử.

Ví dụ:

– Vận dụng kiến thức lịch sử về các nhân vật, sự kiện để | giải đáp những thắc mắc về tên các con đường, địa danh nơi mình sống (đường 30 tháng 4, công viên 23 tháng | 9, đường Hai Bà Trưng, đường Lý Thường Kiệt, đường Nguyễn Trãi,...).

- Từ tri thức bài học về khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, hiểu được cội nguồn truyền thống “ giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

LUYỆN TẬP

CH1:

Hiện thực lịch sử

Lịch sử được con người nhận thức

Sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại khách quan.

Những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử ở nhiều góc độ khách nhau.

Tồn tại khách quan, độc lập với nhận thức của con người

Vừa mang tính chủ quan, vừa phụ thuộc vào hiện thực khách quan

Chỉ có một và không thể thay đổi

Chỉ có một và không thể thay đổi

Luôn có khoảng cách

CH2:

 

Sử học

Ý nghĩa

Khái niệm

Là khoa học nghiên cứu khôi phục, tái hiện lại quá trình lịch sử, qua đó khám phá ra bản chất, quy luật của quá trình lịch sử, rút ra những kinh nghiệm và bài học lịch sử.Nghiên cứu những quy luật phát triển và mối quan hệ lịch sử trong quá khứ cực kì cần thiết cho hiện tại và tương lai, là cơ sở cho sự phát triển khách qua, đúng quy luật, tránh phải những sai lầm của quá khứ.

Đối tượng

Quá trình phát sinh, phát triển, suy vong của xã hội loài người trong quá khứ.Mang tính toàn diện, đa dạng.

Chức năng

Chức năng của Sử học:

+Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử.

+ Chức năng xã hội: phát hiện các quy luật phát triển của xã hội.

+ Chức năng giáo dục: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.

 

- Nhận thức hiện tại và dự đoán được tương lai.

- Biết quá khứ để hiểu hiện tại và dự đoán chính xã cho tương lai.

- Rút ra những kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

 

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của Sử học:

+ Khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học và chân thực.

+ Bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học.

+ Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tình yêu nước, long khoan dung, nhân ái,…

 

- Khôi phục bức tranh hiện thực lịch sử chính xác, khoa học.

- Nâng cao trình độ nhận thức cho con người.

- Có tác dụng nêu gương, tạo biểu tượng, động lực phát triển.

CH3:

VẬN DỤNG

CH: Trong quá trình đi tham quan bãi cọc Bạch Đằng tại bảo tàng Quảng Ninh em đã được nghe về trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 của dân tộc dưới sự chỉ đạo của Ngô Quyền đã chiến thắng vang dội. Qua đó em học được những kinh nghiệm quý báu về cách xử lý tình huống thông minh của người xưa trong cuộc sống, nhất là trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 4, giải Lịch sử 10 CTST trang 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác