5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 64

5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 64. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH: Nền văn minh đầu tiên trong lích ử Việt Nam là văn minh Văn Lang – Âu Lạc, được xem là nền văn minh bản địa, có sự giao lưu, tiếp biến với bên ngoài và phát triển ổn định, lâu dài. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên những cơ sở nào và đạt được những thành tựu tiêu biểu gì?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Cơ sở hình thành

a, Điều kiện tự nhiên

CH: Nêu những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

b, Cơ sở kinh tế - xã hội

CH: Nêu cơ sở kinh tế - xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc

2. Thành tựu văn minh tiêu biểu

a, Sự ra đời của nhà nước

CH: Trình bày và nhận xét về tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc.

b, Hoạt động kinh tế

CH1: Sản phẩm nào cho thấy nghề đúc đồng của người Việt cổ đạt đến đỉnh cao về kĩ thuật luyện kim và mĩ thuật?

CH2: Lưỡi cày đồng có tác dụng như thế nào trong việc thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

c, Đời sống vật chất

CH1: Nêu đời sống vật chất của người Việt cổ

CH2: Nêu những nét đặc trưng về ấm thực của người Việt cổ.

d, Đời sống tinh thần

CH: Nêu những đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc

LUYỆN TẬP

CH: Lập bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc theo gợi ý sau vào vở: 

VẬN DỤNG

CH: Sưu tầm một số tư liệu phản ánh thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

CH:

- Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên những cơ sở điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

- Thành tựu văn minh tiêu biểu:

+ Sự ra đời của nhà nước

+ Hoạt động kinh tế

+ Đời sống vật chất

+ Đời sống tinh thần

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Cơ sở hình thành

a, Điều kiện tự nhiên

CH: 

- Địa bàn: nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả - tương ứng với các khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Vùng lưu vực các sông lớn thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp nên nền văn minh lúa nước sớm được hình thành. 

- Tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhiều khoáng sản (đồng, thiếc, sắt, chì,...) tạo thuận lợi cho sự hình thành của các ngành thủ công nghiệp như luyện kim, chế tác đồ đồng....

2. Thành tựu văn minh tiêu biểu

a, Sự ra đời của nhà nước

CH: Cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc:

- Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ cuốc sang cày góp phần tăng hiệu quả sản xuất

- Xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội: quý tộc, nông dân và nô tỳ.

- Quý tộc là tầng lớp có thế lực, nông dân là tầng lớp chiếm đại đa số và sản xuất chính, nô tỳ là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

- Quá trình giao lưu và trao đổi sản vật đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.

b, Hoạt động kinh tế

CH1: Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và Âu Lạc:

 - Cách khoảng 2 700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN: Nhà nước Văn Lang

+ Kinh đô là Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). 

+ Tổ chức bộ máy nhà nước còn khá sơ khai: đứng đầu là Hùng Vương; giúp việc cho Hùng Vương là Lạc hầu Lạc tướng; đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính. 

 - Tiếp nối Nhà nước Văn Lang là nhà nước Âu Lạc (208 - 179 TCN):

+ Kinh đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay). 

+ Tổ chức bộ máy nhà nước: Đứng đầu nhà nước là Thục Phán - An Dương Vương; giúp việc cho vua là Lạc hầu; dưới địa phương vẫn do Lạc tướng cai quản. 

-  Nhận xét: Văn Lang là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam, mặc dù còn sơ khai, chưa có pháp luật nhưng nhà nước đã có hệ thống. 

CH2: Kỹ thuật luyện kim, đúc đồng của người Đông Sơn đã đạt tới trình độ cao đáng kinh ngạc mà những chiếc trống đồng, thạp đồng với kích thước lớn, hình dáng cân đối, hoa văn trang trí hoàn hảo, sắc nét đến từng chi tiết… là những minh chứng tiêu biểu nhất. 

c, Đời sống vật chất

CH1: Với việc chế tạo ra lưỡi cày và nông nghiệp dùng cày đã thay thế cho nền nông nghiệp dùng cuốc, đánh dấu bước phát triển mới, mạnh mẽ trong nền kinh tế thời Hùng Vương. Với việc ra đời nhiều loại hình công cụ sản xuất bằng đồng còn chứng tỏ bước tiến về kỹ thuật canh tác của cư dân bấy giờ. Nông nghiệp dùng cày là nguồn cung cấp lương thực chính nuôi sống xã hội, trở thành cơ sở chủ yếu của mọi hoạt động khác.

Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

+ Ăn mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố. Họ đều biết làm đẹp và sử dụng đồ trang sức.

+ Phương tiện đi lại và vận chuyển phổ biến là thuyền và xe kéo bởi vật nuôi như trâu, bò, ngựa,...

CH2: 

- Những nét đặc trưng về ẩm thực của người Việt cổ:

+ Nấu nhiều món ăn phù hợp với khí hậu;

+ Sử dụng nhiều hương liệu, gia vị trong nấu ăn; làm đường, làm mật…

+ Gạo là nguồn lương thực chính;

+ Biết làm nhiều loại bánh, độc đáo nhất là bánh chưng, bánh giầy, nguyên liệu đều là sản phẩm nông nghiệp, chứa đựng nhiều ý nghĩa về thế giới quan, nhân sinh quan, thể hiện đạo lí của người Việt.

+ Có tục uông chè, ăn trầu.

d, Đời sống tinh thần

CH: 

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.

LUYỆN TẬP

CH:

STT

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

1

Hoạt động kinh tế

- Khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước

- Có bước tiến lớn về công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp

- Chăn nuôi, đánh cá, thủ công nghiệp phát triển

- Đỉnh cao là kĩ thuật đúc đồng

2

Đời sống vật chất

Bữa ăn: cơm rau cá

Lương thực chính: lúa gạo

Trang phục: Phụ nữ mặc váy, yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất.

Tóc để ngang vai hoặc búi

Đi chân đất, dùng đồ trang sức bằng sừng, ngà động vật, đá, kim loại

Nhà ở: chủ yếu nhà sàn

Sống quây quần thành xóm làng định cư

Đi lại: chủ yếu bằng đường thủy, phương tiện thuyền, bè…

 

3

Đời sống tinh thần

Tín ngưỡng: thờ vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực

Nghệ thuật: trình độ chế tác tinh xảo, kĩ thuật cao, giàu tính nghệ thuật

Âm nhạc: nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn

VẬN DỤNG

CH: Tư liệu về nỏ Liên Châu:

+ Nỏ Liên Châu là vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc. Tương truyền, nỏ :iên Châu do Cao Lỗ (vị tướng của An Dương Vương) chế tạo, có thể bắn một lần được nhiều phát, các mũi tên đều được bịt đồng sắc nhọn (có 3 cạnh).

+ Lẫy nỏ là bộ phận quan trọng nhất của nỏ Liên Châu. Trong truyền thuyết, lẫy nỏ làm bằng móng rùa thần, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì có thể rùa là con vật linh thiêng được cư dân Việt tôn thờ nên đã gắn sức mạnh của vị thần cho loại vũ khí “bảo bối” của mình nhằm làm tăng thêm sức mạnh thần kì của thứ vũ khí ấy. Thực tế, lẫy có thể được chế bằng đồng, bằng sừng hoặc gỗ cứng, hình dáng của nó gần như móng rùa. Nó được cấu tạo với nhiều chi tiết lắp vào nhau nên chiếc nỏ còn được gọi là “liên cơ”. Bình thường, dây nỏ được căng lên, cài lại, khi bắn thì dùng ngón tay kéo lùi nút lẫy để dây bật, đẩy tung những cánh tên lao như gió cuốn.

+ Để một lúc bật lẫy nỏ cho nhiều mũi tên cùng bay ra, có ý kiến cho rằng tướng quân Cao Lỗ đã nghĩ cách làm rộng thân nỏ, xẻ chéo nhiều rãnh, đặt những mũi tên chụm lại để khi bật lẫy, mũi tên theo rãnh bay đi. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 64, giải Lịch sử 10 CTST trang 64

Bình luận

Giải bài tập những môn khác