5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 18
5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 18. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Thành tựu văn minh tiêu biểu
a, Chữ viết
CH: Nêu thành tựu về chữ viết của văn minh Ai Cập thời cổ đại.
b, Khoa học tự nhiên
CH1: Nêu thành tựu về khoa học tự nhiên của văn minh Ai Cập cổ đại.
CH2: Theo em, tại sao người Ai Cập lại rất giỏi về khoa học tự nhiên?
c, Kiến trúc và điêu khắc
CH1: Nêu thành tựu về kiến trúc và điêu khắc của văn minh Ai Cập thời cổ đại.
CH2: Người A – rập có câu nói: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp”. Em có nhận xét gì về câu nói trên?
2. Ý nghĩa
CH: Theo em, các thành tựu văn minh của người Ai Cập cổ đại có ý nghĩa như thế nào?
LUYỆN TẬP
CH: Lập bảng tìm hiểu một thành tựu tiêu biểu trong một số lĩnh vực của nền văn minh Ai Cập thời cổ đại theo gợi ý sau vào vở:
VẬN DỤNG
CH1: Kể tên một số thành tựu văn minh Ai Cập thời cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong thực tiễn ngày nay. Phân tích ý nghĩa và giá trị của những thành tựu này.
CH2: Chọn và giải mã ba trong số các biểu tượng dưới đây của nền văn minh Ai Cập thời cổ đại.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Thành tựu văn minh tiêu biểu
a, Chữ viết
- Người dân Ai Cập cổ đại tin rằng chữ tượng hình do thần trí tuệ Thoth tạo ra, và họ gọi nó là “ngôn ngữ của các vị thần”. Vào khoảng hơn 3000 năm TCN, người Ai Cập đã sáng tạo ra chữ tượng hình lên đến khoảng 1000 chữ, sau đó họ vẽ thêm biểu hiện âm tiết, phát triển thành chữ cái (24 chữ).
- Chữ viết Ai Cập cổ đại lúc đầu là chữ tượng hình.
- Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn ý, ví dụ muốn viết chữ khát thì vẽ hình con bò đứng bên cạnh chữ nước, chữ chính nghĩa thì vẽ lông đà điểu, vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau.
- Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da… nhưng chất liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy papyrus (giấy cói).
- Bút được làm từ những cây sậy rỗng ruột và bọc một miếng dông ở phần đầu.
b, Khoa học tự nhiên
CH1:
- Các thành tựu về khoa học tự nhiên của văn minh Ai Cập cổ đại là:
+ Thiên văn học và phép tính lịch: tính thời gian bằng đồng hồ đo bóng Mặt Trời, đồng hồ nước, vẽ bản đồ 12 cung hoàng đạo, các ngôi sao như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Họ làm ra Dương lịch cổ: một năm 365 ngày, chia thành 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.
+ Toán học: phát minh hệ đếm thập phân, sáng tạo chữ số, giải phương trình bậc nhất, tính được diện tích, thể tích của một số hình cơ bản, tính ra số pi=3,16,…
+ Y học: hiểu biết về cấu tạo cơ thể người, tìm hiểu nguyên nhân bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu. Tục ướp xác phố biến cho thấy người Ai Cập cổ đại phát triển về giải phẫu cao.
Kĩ thuật: chế tạo con lăn, cần trục, bơm nước, đóng thuyền lớn đi biển, chế tạo vũ khí, thủy tinh màu,…
CH2:
- Người Ai Cập giỏi về toán học, vì: hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích.
- Do có tục ướp xác, người Ai Cập đã sớm có những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người; đồng thời hiểu được nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu… Vì vậy, y học ở Ai Cập rất phát triển.
- Cư dân Ai Cập cổ đại có những hiểu biết về Thiên văn và lịch pháp học, vì: hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, thời tiết và mùa vụ.
- Cũng để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất, người Ai Cập cổ đại đã sớm chế tạo ra: con lăn, cần trục, máy bơm nước, đóng thuyền lớn để đi biển…
c, Kiến trúc và điêu khắc
CH1:
- Kiến trúc: Có nhiều công trình kì vĩ, có kích thước lớn, trường tồn với thời gian. Ví dụ các kim tự tháp, đền thờ thần linh,…
- Điêu khắc: Đạt trình độ đỉnh cao phục vụ cho việc xây dựng và trang trí đền đài, lăng mộ, lăng mộ thờ thần linh.
CH2:
- Kiến trúc Ai Cập cổ đại có nhiều công trình kì vĩ, trường tồn. Nổi bật nhất là Kim tự tháp nó vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian và tự nhiên để tồn tại cho đến ngày nay.
- Trải qua hàng nghìn năm, bất chấp thời gian và mưa nắng, các Kim tự tháp vẫn đứng sừng sững trên sa mạc. với bàn tay và khối óc của mình, nhân dân Ai Cập đã để lại cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá. Và cũng chính vì vậy, từ thời cổ đại, người ta đã xếp Kim tự tháp Khê-ốp là kì quan số một trong bảy kì quan thế giới. Đến nay trong bảy kì quan ấy, cũng chỉ còn lại mỗi Kim tự tháp mà thôi.
- Đến nay các nhà khoa học cũng chưa thể lí giải nổi tại sao các phiến đá lớn đến vậy lại được đưa lên cao để xây dựng Kim tự tháp, hơn nữa các phiến đá có sự vừa khớp đến mức khó tin...trong khi các nhà hoa học vẫn chưa chứng minh được các ẩn số đó thì kim tự tháp vẫn hiên ngang trước không gian, thời gian, thời tiết khắc nghiệt của nắng, cát bụi trên sa mạc để tồn tại đến ngày nay, nó được coi là biểu tượng của sự “vĩnh hằng” giống như các vị vua Pharaong của người dân Ai Cập cổ đại.
=> Chính vì vậy, người A-rập có câu: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ Kim tự tháp”.
2. Ý nghĩa
CH:
- Các thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập thời cổ đại đã đánh dấu sự sáng tạo kì diệu, sức mạnh phi thường của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên và phát triển xã hội.
- Chữ viết tượng hình biểu trưng cho những giá trị về văn hoá, tinh thần của cư dân Ai Cập cổ đại.
- Những thành tựu về khoa học tự nhiên đã phản ánh trình độ phát triển của người Ai Cập cổ đại trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Các thành tựu này đã có những đóng góp quan trọng cho ngành Thiên văn học, Toán học, Hoá học, Y học,... của nhân loại
- Thành tựu về kiến trúc và điêu khắc hiện thân cho sức lao động, trí tuệ và khả năng sáng tạo phí thường của người Ai Cập cổ đại, tạo phong cách riêng, có nhiều giá trị cao về nghệ thuật.
LUYỆN TẬP
CH:
STT | Tên lĩnh vực | Tên thành tựu | Ý nghĩa |
1 | Giáo dục | Thư viện A – lếch- xan – dri –a | Nơi lưu giữ kho tàng kiến thức quan trọng của thế giới cổ đại. Chứa đựng khoảng nửa triệu cuốn sách làm bằng giấy cói. Ngay từ thời cổ đại đã chủ trọng đến việc học tập, lưu giữ những giá trị văn minh. |
2 | Chữ viết | Chữ tượng hình | - Phản ánh trình độ tư duy của cư dân. - Là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác. - Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa Ai Cập cổ đại. |
3 | Toán học | - Phát minh ra hệ đếm thập phân. - Sáng tạo ra chữ số… | - Là biểu hiện cao của tư duy. - Thành tựu toán học được ứng dụng vào cuộc sống. - Đặt nền móng cho sự phát triển của nền toán học sau này. |
VẬN DỤNG
CH1:
Thành tựu vẫn còn giá trị đến nay | Ý nghĩa, giá trị |
Chữ tượng hình | - Phản ánh trình độ phát triển tư duy duy của cư dân Ai Cập cổ đại. - Phương tiện quan trọng để lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác. - Cơ sở để người sau nghiên cứu văn hóa thời cổ đại. |
Kim tự tháp, tượng nhân sư | - Minh chứng cho thời kì phát triển hoàng kim của Ai Cập cổ đại. - Phản ánh kĩ thuật xây dựng đỉnh cao của người dân. - Một trong những địa điểm nổi tiếng nhất trên thế giới hấp dẫn khách du lịch, đem lại nguồn lợi kinh tế cho Ai Cập. |
Hệ đếm thập phân, số pi = 3,16 | - Đỉnh cao tư duy toán học của con người cổ đại. - Hiện tay vẫn còn ứng dụng vào cuộc sống và được giảng dạy trong các trường học hiện nay. |
CH2:
- Xác ướp Ai Cập: Từ xa xưa, người Ai Cập cổ đại đã phát minh cách xử lý thi thể người chết, gọi là ướp xác. Những xác ướp sớm nhất thời tiền sử là một sự tình cờ. Khi đó, người chết được chôn vùi trong cát khô. Ở Ai Cập gần như không có mưa hoặc mưa rất ít. Vô tình điều kiện tự nhiên này đã bảo tồn một số thi thể chôn trong các hố nông. Người Ai Cập cho rằng con người là bất tử, sau khi chết thể xác con nguyên vẹn thì linh hồn sẽ quay trở lại hồi sinh con người. Quan niệm này dẫn đến tục ướp xác và xây lăng mộ để giữ thi thể tồn tại lâu dài. Ngày nay, các nhà khảo cổ học và các chuyên gia sử dụng tia X để nghiên cứu xác ướp cổ đại. Các kỹ thuật mới cho thấy được dây thần kinh, mạch máu ở lớp móng tay, lớp da khác nhau, và thậm chí cả các tế bào mỡ (mỡ tích trữ). Các nhà khoa học không khỏi ngạc nhiên khi những xác ướp Ai Cập hàng nghìn năm đến nay vẫn còn nguyên vẹn.
- Tượng nhân sư: Kể từ khi được con người khám phá, tượng Nhân sư khổng lồ đã để lại nhiều dấu ấn kèm theo những bí ẩn khó giải mã, khiến đau đầu nhiều thế hệ. Napoléon từng nhìn chằm chằm vào bức tượng và thể hiện sự sợ hãi thực sự còn các nhà khảo cổ, thám hiểm, sử học và du khách thì đã và đang tìm hiểu, nhưng xem ra tượng Nhân sư vẫn là một trong những công trình bí ẩn nhất của thế giới cổ đại. Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho đền thờ vua Pharaoh Khafre trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nile của Ai Cập. Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m. Nhân sư được cho là do người Ai Cập cổ đại ở thời kỳ Cựu Vương quốc, dưới triều đại của Pharaon Khafra (2558-2532 TCN) xây dựng. Tên nhân sư được đặt cho bức tượng vào khoảng 2.000 năm sau thời điểm xây dựng do nó có những điểm tương đồng với con thú trong thần thoại Hy Lạp có thân sư tử, đầu phụ nữ và cánh đại bàng. Từ tiếng Anh sphinx bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ dựa trên truyền thuyết cho rằng nhân sư Hy Lạp đã bóp cổ bất kỳ ai không trả lời được câu đố của nó.Mặc dù có nhiều tranh luận, nhưng quan điểm chung của hầu hết giới Ai Cập học hiện đại thì tượng Nhân sư khổng lồ được xây dựng vào khoảng năm 2500 TCN bởi pharaoh Khafra, người từng xây Kim tự tháp Khafre ở Giza. Dưới đây là một số bí ẩn về tượng Nhân sư khổng lồ được dư luận quan tâm nhiều nhất.
- Kim tự tháp Kê-ốp: Các nhà Ai Cập học nói chung đã đồng ý rằng kim tự tháp được xây trong khoảng thời gian 20 năm từ khoảng năm 2560 TCN. Mọi người cũng cho rằng Đại kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ cho pharaon Kheops (chuyển tự từ tiếng Hy Lạp Χέωψ; tiếng Ai Cập: Khufu) thuộc Triều đại thứ tư thời Ai Cập cổ đại, vì thế nó đã được gọi là Kim tự tháp Kheops. Vị tể tướng của Kheops là Hemiunu được cho là kiến trúc sư của Đại Kim tự tháp này Quá trình xây dựng được các nhà Ai Cập học tin là trong khoảng 20 năm, đánh giá được chấp nhận rộng rãi nhất cho năm hoàn thành là khoảng 2560 TCN (Thời Cựu Vương Quốc). Là một trong bảy kì quan thế giới cổ đại, còn gọi là kim tự tháp Ghi-za hay Ku-phu. Các khối đá thạch cao tuyết hoa có trọng lượng từ 2,3 đến 4 tấn được ghè đẽo theo các kích thước đã định, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng lên nhau với độ cao 146,5m (trải qua năm tháng đến hiện nay còn 138,8m). Chúng được làm hoàn hảo tới mức ngay cả một sợi tóc, một lưỡi dao hay một tờ giấy mỏng cũng không thể lọt được vào khe giữa hai khối đá. Tuy vậy, nó vẫn được tính toán để chịu sự giãn nở nhiệt và thậm chí cả những trận động đất.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 18, giải Lịch sử 10 CTST trang 18
Bình luận