5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 39

5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 39. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Thành tựu văn minh tiêu biểu

a, Chữ viết 

CH: Nêu thành tựu về chữ viết của văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại.

b, Văn học

CH: Nêu thành tựu về văn học của văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại. Theo em, các tác phẩm văn học này phản ánh nội dung gì của đời sống xã hội?

c, Nghệ thuật

CH: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại có những tác phẩm tiêu biểu nào?

d, Thiên văn học, lịch pháp

CH: Văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại để lại thành tựu gì về mặt lịch pháp?

e, Khoa học tự nhiên

CH: Những thành tựu nào về khoa học tự nhiên của người Hy Lạp và La Mã thời cổ đại còn có giá trị tới ngày nay? Cho ví dụ minh họa.

g, Tư tưởng, tôn giáo

CH1: Nêu thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại.

CH2: Tôn giáo nào của La Mã cổ đại có nhiều ảnh hưởng tới đời sống xã hội của phương Tây sau này?

h, Thể thao

CH: Thế vận hội của người Hy Lạp cổ được tổ chức như thế nào?

2. Ý nghĩa

CH: Nêu ý nghĩa của văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại

LUYỆN TẬP

CH: Lập bảng thống kê về thành tựu của văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại theo gọi ý sau vào vở:     

VẬN DỤNG

CH1: Tại sao nói, văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại là cơ sở của nền văn hóa châu Âu hiện đại?

CH2: Đỉnh Ô – lim – pớt và vòng nguyệt quế thường tượng trưng cho điều gì? Tại sao các kì Thế vận hội Ô – lim – píc lại có tục rước đuốc từ ngọn núi Ô – lim – pớt?

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Thành tựu văn minh tiêu biểu

a, Chữ viết 

CH: Thành tựu chữ viết:

- Người Hy Lạp cổ đại dựa trên bảng chữ cái của người Phê – ni – xi để tạo nên hệ thống 24 chữ cái vào khoảng cuối thế kỉ IV TCN.

- Sau đó, người La Mã tiếp thu chữ cái Hy Lạp tạo thành chữ La tinh gồm 26 mẫu tự.

Dùng chữ cái để tạo ra chữ số La Mã còn được sử dụng cho đến ngày nay.

b, Văn học

CH: - Thành tựu văn học:

+ Thần thoại: Gót chân A sin, 12 chiến công của Hercules, Con ngựa gỗ thành Troy, Ngọn lửa Prometheus,…\

+ Thơ ca và văn xuôi: Sử thi I – li – át và Ô – đi – xê của Hô – me

+ Kịch: Bi kịch và hài kịch

- Các tác phẩm văn học này phản ánh đời sống tình cảm của con người với các mối quan hệ trong xã hội và nêu lên triết lí về số phận con người. Đồng thời châm biếm và phê phán trong đời sống.

c, Nghệ thuật

CH: 

- Kiến trúc: đền Pác – tê – nông, đền thờ thần Dớt, lăng mộ vua Mô – sô – lớt, đấu trường Cô – li – dê, đền Pan – tê – ông, Khải hoàn môn Công – xtan – ti – nút,…

- Điêu khắc: tượng thần Vệ nữ, tượng Lực sĩ ném dĩa, tượng thần Dớt, phù điêu,…

d, Thiên văn học, lịch pháp

CH: Thành tựu về mặt lịch pháp là:

- Thuyết Nhật tâm

- Chu vi Trái Đất

- Lịch Giu – li – an

- Công lịch 

e, Khoa học tự nhiên

CH: 

- Định lý Pi-ta-go, định lí Ta-lét, định luật Ác-si-mét còn có giá trị đến ngày nay.

- Ví dụ: Định lý Pi-ta-go là mối liên hệ căn bản trong hình học Euclid giữa ba cạnh của một tam giác vuông. Định lý phát biểu rằng bình phương cạnh huyền (cạnh đối diện với góc vuông) bằng tổng bình phương của hai cạnh còn lại. Định lý có thể viết thành một phương trình liên hệ độ dài của các cạnh là a, b và c.

g, Tư tưởng, tôn giáo

CH1: 

- Thành tựu tư tưởng: thuyết Nguyên tử

- Thành tựu tôn giáo: Cơ đốc giáo là quốc giáo của đế quốc La Mã

CH2: Thiên Chúa giáo

h, Thể thao

CH: 

+ Thế vận hội cổ đại đầu tiên được tổ chức năm 776 trước công nguyên tại Olympia, địa danh ở miền nam Hy Lạp, nhằm vinh danh thần Zeus. 

+ Cuộc thi diễn ra bốn năm một lần trong suốt thời gian dài đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, và được hồi sinh cuối thế kỷ 19. 

+ Bắt đầu của trò chơi là lễ thắp sáng trong đền thờ Olympian Zeus. Do đó, người Hy Lạp đã tôn vinh ký ức về titan Prometheus.

+ Chương trình cũng bao gồm các loại hình thi đấu như: chạy ở các khoảng cách khác nhau, đánh đấm, đấu vật, đua xe ngựa. Người chiến thắng được vinh danh như một anh hùng tôn vinh quê hương.

2. Ý nghĩa

CH: 

- Những thành tựu văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại có tính hiện thực cao, mang tính nhân bản  sâu sắc. Tiêu biểu là các thành tựu về văn học, nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo,...tạo nên bản sắc văn hoá cho châu Âu về sau.

- Nhiều di sản của nền văn minh Hy Lạp - La Mã thời cổ đại vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

LUYỆN TẬP

CH:

STT

Tên lĩnh vực

Tên thành tựu

Ý nghĩa

1

Văn học

Sử thi I-li-át, Ô-đi-xê

- Là nguồn sử liệu để tìm hiểu lịch sư văn minh thế giới Hy Lạp – La Mã.

2

Hội họa, điêu khắc, kiến trúc

Đền Pác-tê-nông, đền Thần Dớt, tượng Lực sĩ ném đĩa,…

- Ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật phương Tây sau này

3

Văn học

- Kinh Vê-đa

- Sử thi: Ra-ma-ya-na

- Vở kịch Sơ-kun-tơ-la

- Là những bộ sử liệu có giá trị lớn về lịch sử và tư tưởng của Ấn Độ

4

Kiến trúc

- Chùa hang A-gian-ta

- Đại bảo tháp San-chi

- Lăng Ta-giơ Ma-han

- Kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ấn Độ sau nay.

- Lưu lại lịch sử Ấn Độ thời cổ trung đại

 

5

Khoa học,

 

kĩ thuật

- Các định lí: Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét, Hê-rô-dốt,…

- Đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học thế giới giai đoạn tiếp theo.

- Có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối của thần học.

VẬN DỤNG

CH1: Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng góp cho văn hóa nhân loại nói chung và văn hóa châu Âu nói riêng với hàng loạt phát hiến vĩ đại trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền tảng cho sự phát triển của nhân loại hiện nay.

+ Do văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn nên được kế thừa nhiều thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại. 

+ Mang tính hệ thống, thực tiễn và tính khái quát cao. Dấu ấn cá nhân được đề cao. 

+ Được kiến tạo nên từ những giá trị cốt lõi như sự hiểu biết, nỗ lực học hỏi và sáng tạo không ngừng nghỉ cùng chiến lược đúng đắn - tinh thần đoàn kết và tầm ảnh hưởng rộng lớn.

CH2: 

- Đỉnh Ô – lim – pớt là nơi ngự trị của 12 vị thần trong thần thoại Hy Lạp, biểu tượng cho sức mạnh và lòng tin tưởng vào thần linh của người dân Hy Lạp.

- Cây Nguyệt quế là biểu trưng của đất nước Hy Lạp. Từ thời xa xưa, cây Nguyệt quế còn được dùng làm vòng nguyệt quế để làm phần thưởng dành cho những nhà vô địch thể thao, thi thơ. Tượng trưng cho sức mạnh, sự chiến thắng, sẽ được trao cho những người chiến thắng trong những cuộc thi đấu thể thao và thi ca tại Hy Lạp cổ đại.

- Các kì Thế vận hội Ô-lim-pic lại có tục rước đuốc từ ngọn núi Ô-lim-pớt vì: Người Hy lạp cổ đại tôn sùng lửa và quyền lực. Trong thần thoại Hy Lạp, thần Prô-mê-thơ-ớt đã đánh cắp lửa từ thần Dớt và đưa nó cho con người. Để đón nhận lửa từ thần Prô-mê-thơ-ớt, người Hy Lạp tổ chức các cuộc đua tiếp sức. Vận động viên cần vượt qua một ngọn đuốc thắp sáng với nhau cho đến khi người chiến thắng cán đích. Từ đó lễ rước đuốc trở thành nghi lễ quan trọng và không thể thiếu trong các kì Thế vận hội Ô-lim-pic.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 39, giải Lịch sử 10 CTST trang 39

Bình luận

Giải bài tập những môn khác