5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 32

5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 32. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Thành tựu văn minh tiêu biểu

a, Chữ viết và văn học

CH1: Nêu thành tựu về chữ viết, văn học Ấn Độ thời cổ - trung đại.

CH2: Theo em, giá trị to lớn của hai bộ sử thi Ma – ha – bha – ra –ta và Ra – ma – ya – na trong văn học Ấn Độ thời cổ đại là gì?

b, Nghệ thuật

CH:  Nêu thành tựu về nghệ thuật của văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại.

c, Khoa học tự nhiên 

CH: Nêu thành tựu tiêu biểu về khoa học tự nhiên của văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại.

 d, Tôn giáo và tư tưởng

CH1: Nêu những tôn giáo tiêu biểu của Ấn Độ thời cổ đại.

CH2: Những vấn đề cơ bản trong tư tưởng triết học của Ấn Độ thời cổ đại là gì?

2. Ý nghĩa

CH: Những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại có ý nghĩa gì? Lấy một ví dụ cụ thể minh họa

LUYỆN TẬP

CH: Lập bảng thống kê về thành tựu của văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại theo gọi ý sau vào vở:          

VẬN DỤNG

CH: Lựa chọn một di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại và trình bày những giá trị đặc sắc của di sản đó.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Thành tựu văn minh tiêu biểu

a, Chữ viết và văn học

CH1:

Thành tựu chữ viết: 

- Chữ viết đầu tiên là loại kí tự cố, khắc trên 3.000 con dấu được tìm thấy ở di chỉ văn minh sông Ấn. 

- Sau đó là chữ cổ Bra – mi trở thành cơ sở để xây dụng chữ Phạn (San –xcrit).

- Chữ Phạn là chữ viết chính thức của Ấn Độ từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ X.

- Chữ Hin – đi được sáng tạo và trở thành chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ

CH2:

+ Ma-ha-bha-ra-ta là bộ sử thi lớn nhất, được coi là “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội, tư tưởng, tôn giáo của Ấn Độ cổ đại.

+  Ra-ma-y-a-na nói về mới tình đẹp nhưng đầy trắc trở giữa hoàng tử Ra-ma với nàng Xi-ta trong cuộc chiến bảo vệ cái thiện, diệt trừ cái ác.

+  Hai bộ sử thi này thể hiện trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của cư dân Ấn Độ cổ đại; đồng thời, có ảnh hưởng lớn đến văn học của nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

b, Nghệ thuật

CH:  - Thành tựu kiến trúc: 

+ Kiến trúc Phật giáo: Tháp, chùa, trụ đá,…Tiêu biểu có tháp San – chi (thế kỉ III TCN) là kiến trúc cổ nhất ở Ấn Độ

+ Kiến trúc Hin – đu giáo được xây dựng nhiều vào thế kỉ VII – XI với các đền tháp nhọn nhiều tầng: cụm Thánh tích Ma – ha – ba – li – pu – ram ở Nam Ấn

+ Kiến trúc Hồi giáo phổ biến, trở thành quốc giáo: tháp Cu –túp Mi –na ở Đê –li. 

- Thành tựu điêu khắc: 

+ Pho tượng Phật bằng đá, đồng

+ Tượng thần của Hin – đu giáo

+ Bức phù điêu chạm trổ trên các bức tượng của chùa, đền, lăng mộ,…

c, Khoa học tự nhiên 

CH: Các thành tựu tiêu biểu về khoa học tự nhiên của Ấn Độ thời cổ - trung đại là:

- Thiên văn học: Lịch một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, sau 5 năm thêm một tháng nhuận. Nhận thức Trái Đất và Mặt Trăng có hình cầu, phân biệt được năm hành tinh là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ.

- Toán học: Sáng tạo hệ số 10 chữ số, số 0. Tính căn bậc 2, căn bậc 3, diện tích các hình tiêu biểu, tình chính xác số pi = 3,16…

- Vật lí: thuyết Nguyên tử, sức hút của Trái Đất, thuộc da, chế tạo xà phòng, thủy tinh,…

- Y học: thuốc tê, thuốc mê, phẫu thuật, thảo mộc,…

d, Tôn giáo và tư tưởng

CH1: Ba tôn giáo tiêu biểu của Ấn Độ thời cổ đại là:

- Bà La Môn giáo 

- Hin – du giáo 

- Đạo Phật 

CH2: - Những vấn đề cơ bản của tư tưởng triết học của Ấn Độ thời cổ đại là:

+ Triết học: quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, tư duy, tình cảm, hoạt động của các thế hệ triết gia.

+ Tư tưởng: chịu ảnh hưởng lớn của nhiều tôn giáo, đề cập vấn đề vũ trụ quan, nhân sinh quan, tính vô cùng, vô tân của thế giới, tư tưởng giải thoát.

2. Ý nghĩa

CH: 

- Nền văn minh Ấn Độ thời cổ – trung đại để lại nhiều giá trị độc đáo. Những di sản của nền văn minh này đã minh chứng cho sức sáng tạo phi thường, biểu đạt tâm hồn và trí tuệ phong phủ của cư dân trong quá khứ, tạo nén bản sắc và niềm tự hào của dân tộc Ấn.

-Thành tựu về chữ viết, văn học, nghệ thuật tôn giáo của nền văn minh Ấn Độ đã lan tỏa trong khu vực bằng "con đường hoà bình" ảnh hưởng sâu rộng trên cơ tầng văn hoá bản địa bằng chính những giá trị ưu việt và nhân văn của nó. 

- Những thành tựu khoa học tự nhiên cũng có nhiều đóng góp vào kho tàng tri thức nhân loại.

Ví dụ: 

Ramayana là một sử thi cổ đại viết dưới dạng trường ca tiếng Sanskrit và là một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ giáo (smrti). Đây là bộ sử thi bằng tiếng Phạn nổi tiếng thứ hai của Ấn Độ cổ đại . Người ta cho rằng tác giả của Ramayana là nhà thơ Valmiki.

Tên gọi Rămāyana là một từ ghép tatpurusha của Räma và ayana "đi đến tiến đến", được dịch ra là "những cuộc du hành của Rāma". Rāmāyana bao gồm 24.000 câu trong bảy tập (kāndas) và kể về câu chuyện của một hoàng tử, Rama của xứ Ayodhya, vợ là Sita bị bắt đi bởi vua quỷ (Räkshasa) vua xứ Lanka Ravana.

Ramayana đã được nhiều văn nghệ sĩ khắc họa trong thơ ca và trong các công trình mỹ thuật - điêu khắc ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Đặc điểm nổi bật khiến Ramayana sống mãi trong lòng người đọc là sức gợi cảm của nó với sự kết hợp của yếu tố tưởng tượng kì ảo và việc phản ánh hiện thực khách quan, nét hoang đường kì ảo và việc miêu tả tính cách con người trần tục những cảnh oai hùng và những cảnh bị tráng.

Ramayana đã song hành cùng lịch sử dân tộc Ấn Độ dẫu qua nhiều sự gọt giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kể của các nghệ nhân dân gian song vẫn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện tư tưởng yêu hòa bình, đề cao sự công bình bác ái với những triết lí mang tầm nhân loại có giá trị cho muôn đời hài hòa bổn phận, khát vọng đúng như Vanmiki đã nói“chừng nào sông chưa cạn đá chưa mòn thì anh hùng ca Ramayana còn làm say mê lòng người và giải thoát họ ra khỏi vòng tội lỗi"

LUYỆN TẬP

CH:

STT

Tên lĩnh vực

Tên thành tựu

Ý nghĩa

1

Chữ viết

Chữ Phạn

- Là một cổ ngữ chuyên dụng của Ấn Độ và sử dụng như một ngôn ngữ chính thức ở Ấn Độ.

- Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ vượt trội trong văn học và triết học ở Ấn Độ.

2

Tôn giáo

Phật giáo; Hin-đu giáo

- Trong hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, Phật giáo và Hin-đu giáo đã phát triển và lan rộng đến rất nhiều nước trên thế giới và có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với đời sống của hàng triệu triệu trái tim con người. Hàng mấy ngàn năm qua, giáo lý  Phật giáo luôn là kim chỉ nam định hướng cho nhận thức, hoạt động của con người và góp phần giáo dục, hoàn thiện nhân cách cho từng cá nhân.

- Nó không những hóa thân vào các phong tục, tập quán truyền thống văn hóa của Ấn độ nói riêng mà còn ảnh hưởng sâu đậm đến nhận thức, hành động của nhân loại nói chung.

3

Văn học

- Kinh Vê-đa

- Sử thi: Ra-ma-ya-na

- Vở kịch Sơ-kun-tơ-la

- Là những bộ sử liệu có giá trị lớn về lịch sử và tư tưởng của Ấn Độ.

4

Kiến trúc

- Chùa hang A-gian-ta

- Đại bảo tháp San-chi

- Lăng Ta-giơ Ma-han

- Kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ấn Độ sau nay.

- Lưu lại lịch sử Ấn Độ thời cổ trung đại

 

5

Khoa học,

 

Kĩ thuật

- Hệ thống 10 chữ số

- Lịch

 

Góp phần quan trọng vào sự phát triển tư duy và nhận thức về tri thức nhân loại. 

VẬN DỤNG

CH:  Di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại là Phật giáo. Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng hòa quyện với các tín ngưỡng, văn hóa của dân tộc, thâm nhập vào đời sống tinh thần của người dân. Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào đời sống tinh thần của người dân từ phương diện đạo đức, lối sống, nghệ thuật. Phật giáo đang phát triển và đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Phật giáo tác động tích cực đến văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam từ đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán, nghệ thuật; và có sự gắn kết mật thiết với cuộc sống hàng ngày của người dân.

Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ đầu Công Nguyên bằng hai con đường: đường thuỷ thông qua buôn bán với thương gia Ấn Độ và theo đường bộ từ Trung Quốc truyền sang (Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông). Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã có mối quan hệ mật thiết với tư tưởng, tinh thần dân tộc và đã có sự biến đổi cho phù hợp với đặc điểm cư dân người Việt, từ đó Phật giáo Việt Nam có những đặc trưng riêng so với Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc. Với người Việt, Đạo Phật không chỉ là một triết thuyết, mà quan trọng hơn đó là một triết lý sống thiện, sống có đạo đức, trung thực, nhân ái, bao dung. Đạo Phật ở Việt Nam được đông đảo quần chúng lao động nghèo khổ tiếp nhận. Đức Phật không những khuyên con người dứt bỏ tham, sân, si, sống từ, bi, hỉ, xả, mà còn khuyên con người tránh giáo điều, không quá nệ vào truyền thống, không xem xét dữ kiện một cách hời hợt. Phật giáo hôm nay đã có những biến đổi quan trọng theo hướng thích ứng với nhu cầu của nhân sinh, của xã hội hiện đại. 

Những chuẩn mực trong hệ thống đạo đức Phật giáo rất gần gũi với giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam, nên chúng đã nhanh chóng được người dân Việt Nam đón nhận. Phật giáo với tư cách là tôn giáo, bên cạnh đó còn là phép dưỡng sinh, kế thừa phép dưỡng sinh của Yoga. Phật giáo đã xây dựng được một hệ thống phép dưỡng sinh như thiền định làm thư giãn thần kinh và cơ bắp, tập trung tư tưởng, yên với luật vô thường, vô ngã. Đó là một phương pháp của sự tu luyện. Phương pháp đó có tác dụng làm cho con người vượt qua những nỗi tức giận, bực bội, mệt mỏi, những trạng thái tinh thần bất an, giúp họ trở lại trạng thái bình thường, thậm chí đạt được sự thanh thản, có lợi cho sự sống. Nhiều người đã thấy được giá trị của phương pháp này, đã chấp nhận nó, và đồng thời cũng chấp nhận cả Đạo Phật. 

Phật giáo khuyên con người làm điều lành, tu nhân tích đức hướng tới chuẩn mực đạo đức xã hội, như hiếu thảo với cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác. Đó là những hành vi đạo đức mang tính thiện rất gần gũi trong cuộc sống. Với những tư tưởng về “vô thường.

Giáo lý từ bi của nhà Phật gặp gỡ, giao thoa với tinh thần yêu nước, lòng thương người, điều đó đã góp phần tạo dựng nên một nếp nghĩ, một cách sống, một giá trị đạo đức trong đời sống của người Việt Nam. Đạo đức Phật giáo đã hòa quyện với chủ nghĩa yêu nước. Người Việt tìm thấy trong Phật giáo những giá trị đạo đức mang tính mẫu mực, phù hợp tâm lý, cốt cách người Việt, đó là tư tưởng nhân đạo, tinh thần bác ái, cứu khổ, cứu nạn, vì cuộc sống bình yên của con người


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 32, giải Lịch sử 10 CTST trang 32

Bình luận

Giải bài tập những môn khác