5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 101
5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 101. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
a, Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
CH: Nêu nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
b, Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
CH: Nêu vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
c, Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
CH1: Nêu vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
CH2: Nêu ý nghĩa của việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
a, Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc
CH1: Nêu quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc
CH2: Theo em, nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có mối quan hệ như thế nào?
b, Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
CH: Nêu nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
LUYỆN TẬP
CH: Vì sao khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
VẬN DỤNG
CH: Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về việc cần thiết giữ gìn và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trong thời đại ngày nay.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
a, Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
CH:
Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc:
- Cơ sở chung sống lâu đời, các dân tộc đã cùng góp sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
- Nhu cầu thủy lợi và trị thủy, phát triển nông nghiệp, đấu tranh chống các cuộc xâm lược của ngoại bang
- Chính sách xây dựng khối đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc.
=> Nhà nước Việt Nam đã hình thành tinh thần đoàn kết và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
b, Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
CH: Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước:
- Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi, bảo vệ tổ quốc.
- Có đường lối đúng đắn, và được tổ chức, tập hợp tinh thần tự lực, tự cường.
- Đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.
- Trong thời kỳ hòa bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng phát triển xây dựng, phát triển đất nước.
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tàng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp, cộng đồng người Việt trong công cuộc xây dựng đất nước.
- Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại
c, Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
CH1: Tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay:
+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
+ Là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới. Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đại đoàn kết là yếu tố không tách rời với khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.
CH2:
Ý nghĩa của việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay:
- Tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, góp phần hình thành lịch sử dựng nước, giữ nước hào hùng, noi theo truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ thời xa xưa.
- Tạo ra môi trường hòa bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hóa dựa trên mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc.
- Tạo nên nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước thông qua khối đại đoàn kết dân tộc.
2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
a, Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc
CH1: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà Nước:
+ Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiếu sổ hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành CNH-HĐH.
+ Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa,... nhằm nâng cao thực lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo điền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển.
+ Chính sách liên quan đến quốc phòng, an ninh hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia.
CH2: Các nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc không phải hình thành ngay một lúc, mà trải qua một quá trình được bổ sung, hoàn thiện, nâng cao để ngày nay chúng ta cần nghiên cứu, vận dụng thực hiện để tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc.
+ Phải luôn luôn tôn trọng nguyên tắc nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau để đất nước ngày càng bên chặt, xây dựng mối quan hệ ngày càng bền chặt trong thời kỳ mở cửa, hội quốc tế ở nước ta hiện nay.
b, Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
CH: - Những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà Nước:
+ Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiếu sổ hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành CNH-HĐH.
+ Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa,... nhằm nâng cao thực lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo điền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển.
+ Chính sách liên quan đến quốc phòng, an ninh hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia.
LUYỆN TẬP
CH:
- Mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá.
- Khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
VẬN DỤNG
CH: Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách… nhờ vậy, chất lượng giáo dục của các trường học, trường dạy nghề ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước được cải thiện và nâng lên. Hầu hết trẻ em trong độ tuổi được đến trường, học sinh dân tộc thiểu số được học tiếng phổ thông, học văn hóa, được giao lưu và tiếp cận thông tin, khoa học kỹ thuật. Đây là những kết quả tích cực cho thấy chủ trường, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo sự công bằng, đoàn kết của các dân tộc trên mọi miền tổ quốc.
Nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS) được ban hành và triển khai đồng bộ.
Trong nhiều năm qua, thực hiện chính sách dân tộc trên nguyên tắc: “Bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc và giúp nhau cùng phát triển”, Đảng và Chính phủ đã chú trọng đến công tác giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và thành lập nhiều mô hình trường học dành cho con em đồng bào các dân tộc, như trường thanh niên dân tộc, trường vừa học vừa làm, trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, trường dự bị đại học dân tộc, trường thiếu sinh quân... Hệ thống giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông được củng cố và phát triển, đáp ứng bước đầu nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc thiểu số.
Phát triển giáo dục, đào tạo cho đồng bào dân tộc thiểu số để đồng bào có điều kiện vươn lên hòa nhập cùng đồng bào cả nước và thực hiện quyền bình đẳng của mình về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, nhưng cũng rất khó khăn. Công cuộc đổi mới của Đảng và toàn dân ta đã đạt nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, đồng thời nó cũng làm bộc lộ những khó khăn trong việc nâng cao dân trí của nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm bức thiết thêm nhu cầu phát triển giáo dục đối với mỗi dân tộc. Vì vậy cần có sự giải quyết một cách khoa học và phải xem đó là nhiệm vụ cấp bách. Chỉ khi nào đồng bào dân tộc thiểu số có được một trình độ học vấn cao thì khi ấy họ mới có điều kiện để vượt qua nghèo nàn, lạc hậu và góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước, tức là mới có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ của mình, và cũng chỉ khi ấy các dân tộc thiểu số mới thực sự được bình đẳng.
Do vậy, để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay, các cấp, các ngành cần quan tâm những vấn đề sau:
Một là, tăng nguồn đầu tư cho công tác phát triển giáo dục ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có dân số ít. Phối hợp đồng bộ giữa chính sách của Đảng và Nhà nước với hoạt động của ngành giáo dục và sự đóng góp của toàn dân cho sự nghiệp giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xã hội hóa giáo dục để toàn dân cùng quan tâm đóng góp một cách thiết thực là một trong những biện pháp hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Hai là, đào tạo đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số có trình độ cả về sư phạm và kiến thức cho từng vùng, từng dân tộc. Bên cạnh việc đào tạo, cần xây dựng chế độ đãi ngộ và sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, để họ yên tâm với nghề nghiệp, gắn bó với sự nghiệp “trồng người” ở chính quê hương của họ.
Ba là, ngành giáo dục cần xây dựng chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học của từng dân tộc, từng vùng. Cần chú trọng xây dựng trên cơ sở cả 2 ngôn ngữ là ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ phổ thông.
Bốn là, có chính sách đặc thù đối với con em đồng bào các dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, nếu không thi được vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học thì bố trí đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau khi ra trường để tránh lãng phí tiền của, công sức của bản thân học sinh, gia đình và nguồn nhân lực cho sự phát triển các vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 101, giải Lịch sử 10 CTST trang 101
Bình luận