5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 58

5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 58. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH: Đông Nam Á là một trong những trung tâm văn minh hình thành sớm của văn minh nhân loại. Văn minh Đông Nam Á mang đậm tính bản địa và tính thống nhất trong đa dạng. Văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại có hành trình phát triển và đạt được những thành tựu như thế nào, có những giá trị gì đối với khu vực nói chung, Việt Nam nói riêng?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hành trình phát triển

CH: Trình bày các thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại.

2. Thành tựu văn minh tiêu biểu

a, Tín ngưỡng và tôn giáo

CH1: Nêu một số nét về tín ngưỡng và tôn giáo Đông Nam Á thời cổ - trung đại.

CH2: Tín ngưỡng nào thể hiện tính bản địa của cư dân ở Đông Nam Á?

b, Văn tự và văn học

CH: Nêu nét chính về văn tự và văn học Đông Nam Á thời cổ - trung đại.

c, Kiến trúc và điêu khắc

CH: Nêu thành tựu về kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á thời cổ - trung đại

LUYỆN TẬP

CH: Lập niên biểu các thời kì phát triển văn minh Đông Nam Á từ khi hình thành đến giữa thế kỉ XIX theo gợi ý sau vào vở: 

VẬN DỤNG

CH1: Nếu được lựa chọn để giới thiệu cho bạn bè, em sẽ chọn giới thiệu thành tựu văn minh tiêu biểu nào ở khu vực Đông Nam Á? Vì sao?

CH2: Những giá trị nào của các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng cần được bảo tồn và phát huy ảnh hưởng cho sự phát triển ngày này?

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

CH:

- Văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại có ba chặng hành trình phát triển:

+ Thời kì từ những thế kỉ trước Công nguyên đến thế kỉ VII

+ Thời kì từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV

+ Thời kì từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hành trình phát triển

CH: 

- Ba thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ trung đại:

+ Thời kì từ những thế kỉ trước Công nguyên đến thế kỉ VII: Từ TCN, một số quốc gia sơ kì hình thành và phát triển ở Đông Nam Á: Văn Lang, Âu Lạc, Phù Nam. Thời kì diễn ra sự dung hợp giữa nền văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ, Trung Hóa tạo nên bước phát triển mới.

+ Thời kì từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV: các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển rực rỡ

+ Thời kì từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX: nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái và phải đối diện với sự xâm nhập của các nước phương Tây.

2. Thành tựu văn minh tiêu biểu

a, Tín ngưỡng và tôn giáo

CH1: Một số nét tiêu biểu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại:

- Tín ngưỡng:

+ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.

+ Tín ngưỡng phồn thực.

+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã chết.

=> Các hình thức tín ngưỡng bản địa được bảo tồn trong quá trình phát triển của lịch sử Đông Nam Á và tiếp tục tồn tại đến ngày nay như một nét văn hóa truyền thống độc đáo của các quốc gia trong khu vực.

- Tôn giáo: các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo,...lần lượt được du nhập vào Đông Nam Á và có ảnh hưởng trong đời sống tinh thần của cư dân từng quốc gia trong khu vực.

+ Phật giáo: du nhập từ khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa của cư dân nhiều nước.

+ Hồi giáo: được truyền bá thông qua hoạt động thương mại của các thương nhân Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XIII. Hồi giáo phát triển hưng thịnh ở Đông Nam Á với sự ra đời của các quốc gia Hồi giáo.

+ Công giáo: được truyền bá vào Phi-lip-pin vào đầu thế kỉ XVI và tiếp tục được truyền bá vào các nước khác trong khu vực.

=> Là một khu vực đa tôn giáo nhưng các tôn giáo ở Đông Nam Á cùng tồn tạo, phát triển một cách hòa hợp.

CH2: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là tín ngưỡng thể hiện tính bản địa của cư dân nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á (cư dân Đông Nam Á thờ các con vật gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp; thờ thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,...)

b, Văn tự và văn học

CH: 

- Văn tự:

+ Tiếp nhận nhiều chữ viêt từ bên ngoài và sáng tạo thành chữ viết của mình

+ Việt Nam tiếp nhận chữ Hán tạo thành chữ Nôm

+ Từ thế kỉ XVI, chữ viết của nhiều quốc gia Đông Nam Á được La – tinh hóa và được sử dụng đến ngày nay.

- Văn học:

+ Văn học dân gian có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của các cư dân Đông Nam Á.

+ Phong phú về thể loại: thần thoại, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn,… thơ ca dân gian: ca dao, tục ngữ, dân ca,…

+ Văn học viết ra đời muộn do các quốc gia cố Đông Nam Á có chữ viết muộn.

c, Kiến trúc và điêu khắc

CH: 

- Đền, chùa, tháp mang phong cách Phật giáo và Hin đu giáo

- Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ kiến trúc Ấn Độ và kiến trúc Hồi giáo

- Phổ biến là kiến trúc tháp hình vuông hay hình chữ nhật.

- Di tích Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam, tổng thể kiến trúc Bô-rổ-bu-đua ở In đô nê xi a.

- Điêu khắc chịu ảnh hưởng rõ nét của điêu khắc Ấn Độ và Trung Quốc: tượng thần, tượng Phật, phù điêu, bức chạm nổi,…

LUYỆN TẬP

CH:

STT

Thời kì

Nội dung chính

1

Trước Công nguyên đến TK VII

- TCN: các quốc gia Văn Lang, Âu Lạc, Phù Nam hình thành và phát triển.

- Đầu Công nguyên, nhiều quốc gia hình thành và phát triển ở lục địa và hải đảo

=> Sự dung hơp giữa nên văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa tạo nên bước phát triển mới ở Đông Nam Á

2

TK XVII đến TK XV

Bước vào thời kì phát triển rực rõ

3

TK XVI đến TK XIX

Thời kì khủng hoảng, suy thoái và đối diện với sự xâm nhập của các nước phương Tây.

VẬN DỤNG

CH1: 

- Nếu được lựa chọn để giới thiệu thành tựu văn minh tiêu biểu ở khu vực Đông Nam Á, em sẽ chọn giới thiệu các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á. Vì:

+ Những công trình kiến trúc cho thấy sức lao động và khả năng sáng tạo tuyệt vời của cư dân Đông Nam Á.

+ Những công trình này mang phong cách Phật giáo và Hin-đu giáo ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhưng vẫn có nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc văn hóa của từng dân tộc.

CH2: 

- Giá trị lịch sử: Các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng phản ánh những giai đoạn lịch sử của một quốc gia, dân tộc. Nghiên cứu về các di sản này giúp cho các nhà sử học biết được quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc ở khu vực.

- Giá trị văn hóa - xã hội: Các di sản văn minh có những nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc của từng dân tộc, giúp thế hệ trẻ ngày nay có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

- Giá trị kinh tế: Các di sản văn minh mang lại doanh thu lớn khi những nơi này trở thành điểm tham quan du lịch lý tưởng và hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 58, giải Lịch sử 10 CTST trang 58

Bình luận

Giải bài tập những môn khác