5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 10
5 phút giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 10. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
CH: Qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã tạo dựng và bảo tồn được nhiều di sản văn hóa có giá trị, trong đó có nhiều di sản và di tích đã được phân loại, xếp hạng, nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được UNESCO ghi danh là di sản thế giới. Điều đó đặt ra nhiệm vụ gì cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản? Sử học đóng góp gì cho công tác cũng như cho sự phát triển du lịch? Ngược lại tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
a, Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
CH: Quan sát hình 2.2, 2.3, nêu mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên.
b, Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
CH: Nêu vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
2. Sử học với sự phát triển du lịch
a, Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch
CH: Quan sát các hình 2.5, 2.6 giải thích vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.
b, Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa
CH: Đọc thông tin, quan sát các hình từ 2.7 đến 2.10, nếu tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
LUYỆN TẬP
CH1: Vì sao chúng ta cần phải tham gia bảo vệ các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên?
CH2: Theo em, ngành du lịch cần phải làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên?
VẬN DỤNG
CH: Hãy cùng một nhóm bạn trong lớp (3-5 người) sưu tầm tài liệu và thực hiện một đoạn video clip về một di sản văn hóa hoặc di sản thiên nhiên của địa phương, dân tộc em để giới thiệu với du khách.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
MỞ ĐẦU
CH:
- Nhiệm vụ cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản:
+ Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội, trong đó, Nhà nước đóng vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách; còn nhân dân đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa.
+ Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản pháp luật khác về bảo tồn di sản văn hóa, từng bước đồng bộ hơn, toàn diện hơn, cụ thể hơn, như: Luật Di sản Văn hóa (2001); Luật sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa (2009); 9 Nghị định của Chính phủ, 3 quyết định và 1 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 15 thông tư, 8 quyết định, 3 chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ… Đó là kim chỉ nam quan trọng mang tính chính thể trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.
+ Nhận thức về di sản văn hóa ở các địa phương được nâng cao, thể hiện qua sự quan tâm của lãnh đạo địa phương đối với công tác xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh, hồ sơ trình Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia…
- Sử học đóng góp cho công tác cũng như cho sự phát triển du lịch: Việt Nam đang đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á về số lượng di sản được UNESCO ghi danh trong đó có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; 12 di sản văn hóa phi vật thể và 7 di sản tư liệu. Từ đó đã đóng góp lớn cho nguồn thu nhập của du lịch nước ta lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
- Tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa: nhờ phát triển du lịch mà nhiều di sản văn hóa trước đây bị mai một nay đã được phục hồi. Nguồn thu lớn của các điểm du lịch đã hỗ trợ cho việc trung tu, tôn tạo di tích lịch sử.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
a, Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
CH: Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn với việc phát huy giá trị di sản văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
- Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ đó Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa, là cơ sở để bảo tồn, giữ gìn và nâng cao giá trị của các di sản.
- Các di sản văn hóa góp phần đào sâu thêm những tri thức lịch sử quá khứ, trở thành đối tượng để Sử học nghiên cứu và tham khảo. Từ đó ngành Sử học được mở rộng và đi sâu vào những khía cạnh khác của lịch sử mà chưa ai khám phá.
b, Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
CH: Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên:
+ Việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa đã góp phần giáo dục truyền thống văn hóa, cách mạng của dân tộc.
+ Khơi dậy niềm tự hào dân tộc.
+ Tạo nên ý chí tự lực vươn lên của nhân dân các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch.
2. Sử học với sự phát triển du lịch
a, Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch
CH: Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch:
+ Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành Du lịch, đem lại những nguồn lực lớn
+ Cung cấp tri thức lịch sử văn hóa để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
+ Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch.
b, Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa
CH: Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa:
+ Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa.
+ Cung cấp thông tin của ngành để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.
+ Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao vị thế các ngành du lịch, lịch sử.
LUYỆN TẬP
CH1:
- Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.
- Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.
- Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể như: Nhã nhạc, Cồng chiêng, Ca trù, Múa rối,.. vừa làm sống lại, tiếp sức cho các di sản văn hóa mang sắc thái dân tộc đậm đà, vừa tạo điều kiện đề các nghệ thuật trình diễn này góp phần tích cực cho sự phát triển. Những con thuyền rồng trên sông Hương giờ đây không thể thiếu giọng hát của các đội ca Huế; Nhã nhạc, Hát bội được biểu diễn thường xuyên, định kỳ tại Duyệt Thị Đường trong Đại nội Huế; Quan họ đâu chỉ quanh quẩn ở Bắc Ninh vào những kỳ hội, mà đã tham gia phục vụ tại các điểm du lịch trong cả nước… là những minh chứng dễ thuyết phục nhất cho sự góp sức của loại hình di sản văn hóa này trong sự phát triển chung của đất nước.
CH2: Để thực hiện được yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
+ Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa.
+ Hai là, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội.
+ Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực phát triển bền vững.
+ Bốn là, phát huy vai trò của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Tôn trọng, phát huy các loại hình văn hóa đa dạng của từng cộng đồng dân tộc, địa phương. Năm là, tích cực đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền, có chiến lược truyền thông sâu rộng…
VẬN DỤNG
CH: - Di sản văn hóa:
+ Lễ hội Nàng Hai của người Tày (xã Tiên Thành, huyện Phục Hòa, Cao Bằng).
+ Lễ hội đền Lảnh Giang (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam).
+ Lễ hội đền Chiêu Trưng (xã Thạch Bàn, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà; xã Mai Phụ, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh).
+ Lễ hội Katê của người Chăm (Ninh Thuận).
+ Nghệ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận).
+ Lễ hội Trò Chiềng (xã Yên Ninh, huyện Yên Định, Thanh Hóa).
+ Lễ Hát múa ăn mừng dưới cây Bông (Kin Chiêng Bọoc Mạy) của người Thái (xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, Thanh Hóa).
- Di sản thiên nhiên:
+ Vịnh Hạ Long
+ Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
+ Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội
+ Thành nhà Hồ
+ Cố đô Huế
+ Phố cổ Hội An
+ Đền tháp Mỹ Sơn
+ Danh thắng Tràng An
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải Lịch sử 10 chân trời sáng tạo trang 10, giải Lịch sử 10 CTST trang 10
Bình luận