Đáp án Lịch sử 10 Chân trời bài 4 Văn minh Ai Cập cổ đại

Đáp án bài 4 Văn minh Ai Cập cổ đại. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4. VĂN MINH AI CẬP THỜI CỔ ĐẠI

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. THÀNH TỰU VĂN MINH TIÊU BIỂU

a, Chữ viết

CH: Nêu thành tựu về chữ viết của văn minh Ai Cập thời cổ đại.

Gợi ý đáp án:

- Người dân Ai Cập cổ đại tin rằng chữ tượng hình do thần trí tuệ Thoth tạo ra, và họ gọi nó là “ngôn ngữ của các vị thần”.

- Chữ viết Ai Cập cổ đại lúc đầu là chữ tượng hình.

- Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da…

b, Khoa học tự nhiên

CH1: Nêu thành tựu về khoa học tự nhiên của văn minh Ai Cập cổ đại.

Gợi ý đáp án:

+ Thiên văn học và phép tính lịch: tính thời gian bằng đồng hồ đo bóng Mặt Trời, đồng hồ nước, vẽ bản đồ 12 cung hoàng đạo, các ngôi sao như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Họ làm ra Dương lịch cổ: một năm 365 ngày, chia thành 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.

+ Toán học: phát minh hệ đếm thập phân, sáng tạo chữ số, giải phương trình bậc nhất, tính được diện tích, thể tích của một số hình cơ bản, tính ra số pi=3,16,…

+ Y học: hiểu biết về cấu tạo cơ thể người, tìm hiểu nguyên nhân bệnh tật

+ Kĩ thuật: chế tạo con lăn, cần trục, bơm nước, đóng thuyền lớn đi biển, ...

CH2: Theo em, tại sao người Ai Cập lại rất giỏi về khoa học tự nhiên?

Gợi ý đáp án:

- Người Ai Cập giỏi về toán học, vì: hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích.

- Cư dân Ai Cập cổ đại có những hiểu biết về Thiên văn và lịch pháp học, vì: hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên

c, Kiến trúc và điêu khắc

CH1: Nêu thành tựu về kiến trúc và điêu khắc của văn minh Ai Cập thời cổ đại.

Gợi ý đáp án:

- Kiến trúc: Có nhiều công trình kì vĩ, có kích thước lớn, trường tồn với thời gian. 

- Điêu khắc: Đạt trình độ đỉnh cao phục vụ cho việc xây dựng và trang trí đền đài, lăng mộ, lăng mộ thờ thần linh. 

CH2: Người A – rập có câu nói: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp”. Em có nhận xét gì về câu nói trên?

Gợi ý đáp án:

- Kiến trúc Ai Cập cổ đại có nhiều công trình kì vĩ, trường tồn. Nổi bật nhất là Kim tự tháp nó vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian và tự nhiên để tồn tại cho đến ngày nay.

- Trải qua hàng nghìn năm, bất chấp thời gian và mưa nắng, các Kim tự tháp vẫn đứng sừng sững trên sa mạc. với bàn tay và khối óc của mình, nhân dân Ai Cập đã để lại cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá. 

=> Chính vì vậy, người A-rập có câu: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ Kim tự tháp”.

2. Ý NGHĨA

CH: Theo em, các thành tựu văn minh của người Ai Cập cổ đại có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ý đáp án:

 Các thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập thời cổ đại đã đánh dấu sự sáng tạo kì diệu, sức mạnh phi thường của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên và phát triển xã hội. 

- Chữ viết tượng hình biểu trưng cho những giá trị về văn hoá, tinh thần của cư dân Ai Cập cổ đại. 

- Những thành tựu về khoa học tự nhiên đã phản ánh trình độ phát triển của người Ai Cập cổ đại trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. 

- Thành tựu về kiến trúc và điêu khắc hiện thân cho sức lao động, trí tuệ và khả năng sáng tạo phí thường của người Ai Cập cổ đại, tạo phong cách riêng

LUYỆN TẬP

CH: Lập bảng tìm hiểu một thành tựu tiêu biểu trong một số lĩnh vực của nền văn minh Ai Cập thời cổ đại theo gợi ý sau vào vở:

Gợi ý đáp án:

STT

Tên lĩnh vực

Tên thành tựu

Ý nghĩa

1

Giáo dục

Thư viện A – lếch- xan – dri –a

Nơi lưu giữ kho tàng kiến thức quan trọng của thế giới cổ đại. Chứa đựng khoảng nửa triệu cuốn sách làm bằng giấy cói.

2

Chữ viết

Chữ tượng hình

- Phản ánh trình độ tư duy của cư dân.

- Là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác

3

Toán học

- Phát minh ra hệ đếm thập phân.

- Là biểu hiện cao của tư duy.

- Thành tựu toán học ứng dụng cuộc sống.

- Đặt nền móng cho sự phát triển của nền toán học sau này.

VẬN DỤNG

CH1: Kể tên một số thành tựu văn minh Ai Cập thời cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong thực tiễn ngày nay. Phân tích ý nghĩa và giá trị của những thành tựu này.

Gợi ý đáp án:

Thành tựu

Ý nghĩa, giá trị

Chữ tượng hình

- Phản ánh trình độ phát triển tư duy duy của Ai Cập cổ đại.

- Phương tiện quan trọng để lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác.

Kim tự tháp, tượng nhân sư

- Minh chứng cho thời kì phát triển hoàng kim của Ai Cập cổ đại.

- Phản ánh kĩ thuật xây dựng đỉnh cao của người dân.

Hệ đếm thập phân, số pi = 3,16

- Đỉnh cao tư duy toán học của con người cổ đại.

- Hiện tay vẫn còn ứng dụng vào cuộc sống và được giảng dạy trong các  trường học hiện nay.

CH2: Chọn và giải mã ba trong số các biểu tượng dưới đây của nền văn minh Ai Cập thời cổ đại.

Gợi ý đáp án:

- Xác ướp Ai Cập:  Từ xa xưa, người Ai Cập cổ đại đã phát minh cách xử lý thi thể người chết, gọi là ướp xác. Những xác ướp sớm nhất thời tiền sử là một sự tình cờ. Khi đó, người chết được chôn vùi trong cát khô. Ở Ai Cập gần như không có mưa hoặc mưa rất ít. Vô tình điều kiện tự nhiên này đã bảo tồn một số thi thể chôn trong các hố nông. Người Ai Cập cho rằng con người là bất tử, sau khi chết thể xác con nguyên vẹn thì linh hồn sẽ quay trở lại hồi sinh con người. 

- Tượng nhân sư: Kể từ khi được con người khám phá, tượng Nhân sư khổng lồ đã để lại nhiều dấu ấn kèm theo những bí ẩn khó giải mã, khiến đau đầu nhiều thế hệ.. Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m. Nhân sư được cho là do người Ai Cập cổ đại ở thời kỳ Cựu Vương quốc, dưới triều đại của Pharaon Khafra (2558-2532 TCN) xây dựng. 

- Kim tự tháp Kê-ốp: Các nhà Ai Cập học nói chung đã đồng ý rằng kim tự tháp được xây trong khoảng thời gian 20 năm từ khoảng năm 2560 TCN. Là một trong bảy kì quan thế giới cổ đại, còn gọi là kim tự tháp Ghi-za hay Ku-phu. Các khối đá thạch cao tuyết hoa có trọng lượng từ 2,3 đến 4 tấn được ghè đẽo theo các kích thước đã định, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng lên nhau với độ cao 146,5m.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác