Đáp án Lịch sử 10 Chân trời bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

Đáp án bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC

MỞ ĐẦU

CH: Lịch sử là một dòng chảy liên tục theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, diễn ra một lần và không lặp lại. Lịch sử được nhận thức dựa vào nhiều nguồn sử liệu (do hiện thực lịch sử để lại) và bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của con người. Vậy làm thế nào để tiếp cận lịch sử một cách khách quan, trung thực, gần với sự thật nhất? Tại sao cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?

Gợi ý đáp án:

- Học tập và khám phá lịch sử là một quá trình suốt đời vì: 

+ Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiêu kinh nghiệm cha ông và sự phát triển hôm nay. 

+ Khám phá ra những đặc điểm và quy luật phát triển của lịch sử, cung cấp những cơ sở khoa học để hoạch định con đường phát triển 

+ Những tri thức lịch sử trang bị cho chúng ta những kiến thức tinh hoa của văn hóa nhân loại, của dân tộc để học hỏi, giao lưu, hội nhập với thế giới. 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC 

a, Lịch sử

CH1: Trình bày khái niệm lịch sử. Các hình 1.1, 1.2 giúp em biết gì về hiện thực lịch sử?

Gợi ý đáp án:

- Lịch sử là tất cả những gì thuộc về con người và xã hội loài người, diễn ra trong quá khứ. 

- Hình 1.1 giúp các nhà khoa học nghiên cứu và phục dựng lại trận chiến thời xưa.

- Hình 1.2. giúp người hiện đại hiểu về quá khứ. 

CH2: Em hãy phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức (lấy ví dụ từ câu chuyện Con ngựa gỗ thành Tơ – roa)?

Gợi ý đáp án:

Hiện thực lịch sử

Lịch sử được con người nhận thức

Sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại khách quan.

Những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử ở nhiều góc độ khách nhau.

Tồn tại khách quan, độc lập với nhận thức của con người

Vừa mang tính chủ quan, vừa phụ thuộc vào hiện thực khách quan

Chỉ có một và không thể thay đổi

Chỉ có một và không thể thay đổi

- Ví dụ “Con ngựa gỗ thành Tơ – roa” là điển tích văn học tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến tranh thành Tơ-roa, thể hiện cách thức nhận thức, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa.

CH3: Sách thẻ tre giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử

Gợi ý đáp án:

Sách thẻ tre cung cấp rất nhiều thông tin lịch sử, tử chính trị quân sự đến đời sống kinh tế, văn hoá,... của Trung Quốc trước khi có giấy viết.

b, Sử học

CH: Nêu khái niệm Sử học?

Gợi ý đáp án:

Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của xã hội loài người 

CH: Đối tượng nghiên cứu của Sử học?

Gợi ý đáp án:

Đối tượng là quá trình phát sinh, phát triển, suy vong của xã hội loài người quá khứ 

CH: Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-rê-rông, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?

Gợi ý đáp án:

- Chức năng của Sử học: 

+ Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử.

+ Chức năng xã hội: phát hiện các quy luật phát triển của xã hội.

+ Chức năng giáo dục: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.

- Nhiệm vụ của Sử học:

+ Khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học và chân thực.

+ Bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học.

+ Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tình yêu nước,...

2. TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

a, Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

CH: Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?

Gợi ý đáp án:

Tri thức lịch sử chỉ là một phần và luôn chưa đầy đủ về toàn bộ sự thật lịch sử, nhất là khi lịch sử đang diễn ra, còn chưa bộc lộ hết những diễn biến và bản chất. Vì vậy phải theo đuổi học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử đến cùng. Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng.

b, Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử

CH: Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu?

Gợi ý đáp án:

Tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,... 

 Lịch sử hiện thực tồn tại độc lập với ý thức của con người. Để hiểu biết sự thật lịch sử, về phương pháp phải bắt đầu từ sử liệu, dùng sử liệu để khôi phục sự kiện, sau đó, mới giải thích và đánh giá sự kiện. Vì vậy, muốn tái hiện bức tranh lịch sử càng đầy đủ, chính xác, cần phải tìm kiếm và sưu tầm các nguồn sử liệu,tìm kiếm những phát hiện mới để làm giàu tri thức cho nhân loại.

c, Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

CH: Nêu những cách thức kết nối kiến thức, bài học lịch sử và cuộc sống.

Gợi ý đáp án:

- Sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.

- Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn đề đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.

- Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính | là sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại, là việc nhìn nhận cuộc sống hôm nay từ quan điểm lịch sử.

LUYỆN TẬP

CH1: So sánh hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

Gợi ý đáp án:

Hiện thực lịch sử

Lịch sử được con người nhận thức

Sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại khách quan.

Những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử ở nhiều góc độ khách nhau.

Tồn tại khách quan, độc lập với nhận thức của con người

Vừa mang tính chủ quan, vừa phụ thuộc vào hiện thực khách quan

Chỉ có một và không thể thay đổi

Chỉ có một và không thể thay đổi

CH2: Lập bảng thống kế những nội dung quan trọng về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học. 

Gợi ý đáp án:

 

Sử học

Ý nghĩa

Khái niệm

Là khoa học nghiên cứu khôi phục, tái hiện lại quá trình lịch sử, qua đó khám phá ra bản chất, quy luật của quá trình lịch sử, rút ra những kinh nghiệm và bài học lịch sử.

Nghiên cứu những quy luật phát triển và mối quan hệ lịch sử trong quá khứ cực kì cần thiết cho hiện tại và tương lai, là cơ sở cho sự phát triển khách qua, đúng quy luật, tránh phải những sai lầm của quá khứ.

Đối tượng

Quá trình phát sinh, phát triển, suy vong của xã hội loài người trong quá khứ.

Mang tính toàn diện, đa dạng.

Chức năng

Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử.

Chức năng xã hội: phát hiện các quy luật phát triển của xã hội.

Chức năng giáo dục: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.

- Nhận thức hiện tại và dự đoán được tương lai.

- Biết quá khứ để hiểu hiện tại và dự đoán chính xã cho tương lai.

- Rút ra những kinh nghiệm

Nhiệm vụ

Khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học và chân thực.

Bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học.

Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tình yêu nước, long khoan dung, nhân ái,…

- Khôi phục bức tranh hiện thực lịch sử chính xác, khoa học.

- Nâng cao trình độ nhận thức cho con người.

- Có tác dụng nêu gương, tạo biểu tượng

CH3: Vẽ sơ đồ tư duy về tri thức lịch sử và cuộc sống.

Gợi ý đáp án:

VẬN DỤNG

CH: Trình bày với các bạn trong lớp suy nghĩ của em về một bài học lịch sử đã tiếp nhận trong quá trình học tập ở trường hay đi tham quan, xem phim,… được em vận dụng vào thực tiễn.

Gợi ý đáp án:

Trong quá trình đi tham quan bãi cọc Bạch Đằng tại bảo tàng Quảng Ninh em đã được nghe về trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 của dân tộc dưới sự chỉ đạo của Ngô Quyền đã chiến thắng vang dội. Qua đó em học được những kinh nghiệm quý báu về cách xử lý tình huống thông minh của người xưa.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác