Giải lịch sử 10 chân trời mới bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

Giải bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức - Sách lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi. Lịch sử là một dòng chảy liên tục theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, diễn ra một lần và không lặp lại. Lịch sử được nhận thức dựa vào nhiều nguồn sử liệu (do hiện thực lịch sử để lại) và bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của con người. Vậy làm thế nào để tiếp cận lịch sử một cách khách quan, trung thực, gần với sự thật nhất? Tại sao cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?

Trả lời: 

- Để tiếp cận lịch sử một cách khách quan, trung thực, gần với sự thật nhất thì cần phải hiểu và nắm rõ được bản chất của khái niệm lịch sử và sử học. Đồng thời nhận thức được hai vấn đề cốt yếu khác biệt là hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

- Học tập và khám phá lịch sử là một quá trình suốt đời vì: 

  • Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiêu kinh nghiệm cha ông và sự phát triển hôm nay. Nhờ lịch sử mà con người và thời đại được định hình, lịch sử chứa đựng cả một kho tang kinh nghiệm vô cùng phong phú để con người rút ra bài học.

  • Khám phá ra những đặc điểm và quy luật phát triển của lịch sử, cung cấp những cơ sở khoa học để hoạch định con đường phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc cũng như của mỗi cộng đồng cư dân trên mọi lĩnh vực.

  • Sử học đáp ứng một nhu cầu tự nhiên và ngày càng nâng cao của con người vì ai cũng cần biết mình sinh ra từ đâu và quá khứ như thế nào. Chúng ta không thể hình dung được sự tồn tại và phát triển của loài người nếu như chúng ta bị tách rời khỏi quá khứ hoặc với cả một quá khứ mù mịt.     

  • Những tri thức lịch sử trang bị cho chúng ta những kiến thức tinh hoa của văn hóa nhân loại, của dân tộc để học hỏi, giao lưu, hội nhập với thế giới. 

  • Kiến thức lịch sử có tác dụng to lớn trong giáo dục các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ truyền thống, bản sắc dân tộc để không bị hòa tan khi hội nhập với thế giới, khu vực.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức 

a, Lịch sử

Câu hỏi 1. Trình bày khái niệm lịch sử. Các hình 1.1, 1.2 giúp em biết gì về hiện thực lịch sử?

Câu hỏi 2: Em hãy phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức (lấy ví dụ từ câu chuyện Con ngựa gỗ thành Tơ – roa)?

Câu hỏi 3. Sách thẻ tre giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử (ghi chép, giấy viết,…)?

b, Sử học

Câu hỏi 1. Nêu khái niệm Sử học?

Câu hỏi 2. Đối tượng nghiên cứu của Sử học?

Câu hỏi 3. Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-rê-rông, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?

2. Tri thức lịch sử và cuộc sống

a, Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

Câu hỏi: Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?

b, Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử

Câu hỏi: Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu?

c, Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

Câu hỏi: Nêu những cách thức kết nối kiến thức, bài học lịch sử và cuộc sống.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1. So sánh hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

Câu hỏi 2: Lập bảng thống kế những nội dung quan trọng về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học.

Câu hỏi 3. Vẽ sơ đồ tư duy về tri thức lịch sử và cuộc sống.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Trình bày với các bạn trong lớp suy nghĩ của em về một bài học lịch sử đã tiếp nhận trong quá trình học tập ở trường hay đi tham quan, xem phim,… được em vận dụng vào thực tiễn.

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Em hãy lí giải vì sao khi nghiên cứu và trình bày lịch sử, nhà sử học cần ưu tiên sử dụng nguồn sử liệu sơ cấp thay vì sử dụng nguồn sử liệu thứ cấp?

Câu hỏi 2: G. M. Cla-đen-ni-ớt - nhà sử học người Đức thế kỉ XVIII cho rằng: "Đòi hỏi người viết sử phải tự đặt mình vào vị thế của người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình, thì đó là một sai lầm lớn, vì họ đang đòi hỏi những điều không thể". Quan điểm này nên được hiểu thế nào cho đúng?

Câu hỏi 3: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988).” Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”.

Câu hỏi 4: Lịch sử “là quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” (Ha- lết-ca). Em hiểu quan điểm trên như thế nào?

Câu hỏi 5: Trình bày về tính khách quan của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử được thể hiện như thế nào?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải lịch sử 10 sách mới, giải lịch sử 10 bài 1 CTST, giải bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác