Đáp án Lịch sử 10 Chân trời bài 16 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Đáp án bài 16 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 16. CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. THÀNH PHẦN DÂN TỘC THEO DÂN DÂN SỐ

CH: Nêu thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam

Gợi ý đáp án:

+ Trên 1 triệu người: Tày, Thái, Mường, H-Mông, Khơ-me, Nùng. 

+ Dưới 5 nghìn người: Lô Lô, Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Ngải, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Bờ Râu, Ơ đu. Ơ Đu là dân tộc có dân số thấp nhất 

+ Nhận xét cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay:

+ Dân tộc Kinh chiếm 85,3% cơ cấu dân số theo dân tộc Việt Nam (2019).

+ Các dân tộc khác chiếm 14,7% cơ cấu dân số theo dân tộc Việt Nam (2019). 

2. THÀNH PHẦN DÂN TỘC THEO NGỮ HỆ

CH1: Trình bày việc phân chia tộc người theo ngữ hệ.

Gợi ý đáp án:

Ngữ hệ Nam Á: Nhóm ngôn ngữ Việt Mường, nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme 

Ngữ hệ Mông Dao: Nhóm ngôn ngữ H-Mông, Dao (HMông, Dao, Pà Thèn). 

Ngữ hệ Thái Ka đai: Nhóm ngôn ngữ Tày Thái, nhóm ngôn ngữ Ka-đai 

Ngữ hệ Nam Đảo: Nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo: Gia-rai, Ê-đê,...

Ngữ hệ Hán Tạng: Nhóm ngôn ngữ Hán, nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến 

CH2: Xác định địa bàn phân bố chủ yêu của các dân tộc theo ngữ hệ trên lược đồ Việt Nam.

Gợi ý đáp án:

+ Các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ Việt - Mường: Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Đông Nam Bộ và Đồng bằng Cửu Long.

+ Các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme (thuộc ngữ hệ Nam Á): phân bố chủ yếu ở khu vực: Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

+ Các dân tộc theo ngữ hệ Mông - Dao phân bố chủ yếu ở khu vực: Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ

+ Các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (thuộc ngữ hệ Thái - Kađai): phân bố chủ yếu ở khu vực: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

+ Các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ Kađai (thuộc ngữ hệ Thái - Kađai): phân bố chủ yếu ở khu vực: Đông Bắc Bộ.

+ Các dân tộc theo ngữ hệ Nam Đảo phân bố chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên

+ Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hán: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ

+ Các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ Tạng (thuộc ngữ hệ Hán - Tạng): phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc Bộ và Đông Bắc bộ.

3. KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

a, Đời sống vật chất

CH: Trình bày những nội dung cơ bản về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (hoạt động kinh tế, ẩm thực, nhà ở, trang phục, phương tiện đi lại).

Gợi ý đáp án:

- Hoạt động sản xuất: 

+ Cư trú trải rộng trên nhiều địa hình khác nhau, có điều kiện tự nhiên khác biệt nên tập quán sản xuất của các dân tộc không hoàn toàn giống nhau. 

+ Một số dân tộc canh tác trên ruộng nước, một số dân tộc canh tác trên ruộng khô, nương rẫy hoặc kết hợp trên ruộng nước, nương rẫy.

- Ẩm thực:

+ Lương thực chính của các dân tộc là lúa, ngô, phần đông các dân tộc ăn cơm nấu từ gạo tẻ, gạo nếp kết hợp với các món được chế biến từ các loại thịt

+ Thức uống có rượu cần, rượu trắng cất từ gạo nếp, ngô, sắn.

- Trang phục:

+ Mỗi dân tộc có những nét riêng về điều kiện sống, tập quán và óc thẩm mĩ của các cộng đồng dân cư. 

+ Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc cũng như hình thức và hoa văn trang trí. 

+ Ngày nay, ngoài trang phục truyền thống, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh. 

Nhà ở: Đa dạng về loại hình, bao gồm nhà sàn, nhà nền đất, nhà nửa sàn, nửa đất, nhà trình tường.

Phương tiện đi lại: Ngày nay, việc sử dụng phương tiện cơ giới (xe đạp, xe gắn máy, ô tô, tàu hỏa,...) đã phổ biến trong cộng đồng các dân tộc. 

b, Đời sống tinh thần

CH1: Trình bày đời sống tinh thần của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

Gợi ý đáp án:

- Đời sống tinh thần:

*Về tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Tín ngưỡng: Có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp,...

+ Tôn giáo: Tại Việt Nam, có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới là Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo.

*Về phong tục, tập quán, lễ hội:

+ Phong tục, tập quán:

  • Người Kinh có tục ăn trầu, nhuộm rằng đen, xăm mình,...
  • Các dân tộc thiểu số có phong tục tập quán đa dạng. 

+ Lễ tết:

  • Tết Nguyên đán là lễ tết lớn nhất trong năm của người Kinh. 
  • Các tộc người ở Tây Bắc tổ chức năm mới vào các thời điểm khác nhau. 
  • Về nghệ thuật: Các loại hình biểu diễn nghệ thuật của người Kinh rất đa dạng, tiêu biểu như nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuồng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan,....

CH2: Em hãy nhận xét về vai trò, vị trí của kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp trong đời sống của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.

Gợi ý đáp án:

 Nhận xét về kinh tế nông nghiệp:

+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi 

+ Lúa gạo là nguồn lương thực chính, đáp ứng nhu cầu trong nước và là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

 - Nhận xét về kinh tế thủ công nghiệp:

+ Nhiều nghề thủ công truyền thống được duy trì và phát triển, mang dấu ấn riêng của từng tộc người.

+ Sản phẩm thủ công rất đa dạng và tinh xảo, không chỉ đáp ứng nhu cầu của n Câu CH3: Nêu những nét đặc trưng về trang phục truyền thồng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Gợi ý đáp án:

- Trang phục mỗi dân tộc có những nét riêng, phản ánh điều kiện sống cũng như tập quán và óc thẩm mĩ của các cộng đồng dân cư.

- Nhìn chung, trang phục của các dân tộc rất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc cũng như hình thức và hoa văn trang trí.

- Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số được đặc trưng bởi hoa văn, chất liệu hoặc màu sắc riêng. 

LUYỆN TẬP

CH1: Vẽ sơ dồ tư duy về đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc ở Việt Nam.

Gợi ý đáp án:

Đời sống vật chất

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Ăn

- Bữa ăn truyền thống gồm: cơm, rau, cá, thịt gia súc, gia cầm…; nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây

- Thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số cũng chủ yếu ăn cơm với rau, cá.

- Cách ăn và chế biến đồ ăn cũng có ít nhiều sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền.

Nhà ở

- Nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.

- Kiến trúc nhà ở thay đổi theo hướng hiện đại, tiện dụng hơn.

- Chủ yếu là nhà sàn.

- Cư dân một số dân tộc ở nhà trệt hoặc nhà nửa sàn nửa trệt.

Trang phục

- Trang phục thường ngày gồm áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài phụ kiện khác.

- Thường được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh,...

- Khác biệt về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc giữa các dân tộc, vùng miền

Đi lại,

vận chuyển

- Đa dạng các loại hình và phương tiện giao thông.

- Chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi.

- Thuần dưỡng gia súc và sử dụng các loại xe, thuyền để đi lại, vận chuyển

CH2: Sự đa dạng trong đời sống tinh thần của các dân tộc ở Việt Nam thể hiện như thế nào?

Gợi ý đáp án:

- Bản sắc văn hóa dân tộc: 

+ Quốc gia Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc với 54 dân tộc anh em

+ Sắc thái văn hóa dân tộc/tộc người, văn hóa địa phương.

- Nhiều tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội, văn học, ...

VẬN DỤNG

CH1:  Sưu tầm tư liệu và trình bày về trang phục, phong tục, tập quán của một dân tộc (tự chọn)

Gợi ý đáp án:

Tập quán xã hội và Tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Mường, huyện Thanh Sơn.

Phong tục tập quán

   Người Mường mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, lâu bền với nền văn hóa vô cùng mộc mạc và giản dị nhưng không kém phần đặc sắc và ấn tượng. Đồng bào Mường đã cùng nhau xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tinh thần, cùng các anh em dân tộc khác tạo nên một đất nước Việt Nam giàu mạnh.

Trang phục

   Những bộ trang phục của người Mường đều có các đặc trưng riêng về tạo hình và phong cách thẩm mỹ độc đáo. Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, những người nam sẽ mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái, đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng, quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng.

   Ẩm thực

   Để tạo nên một món ăn mang đậm bản sắc dân tộc, người Mường thường sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như măng rừng, rau rừng, lá tạo màu ngũ sắc, gà ri, vịt cỏ, gạo nếp. 

CH2: Trình bày hiểu biết của bản thân về các dân tộc cư trú tại địa phương (nếu có), hoặc kể lại một trải nghiệm qua một chuyến du lịch đến các địa phương có các dân tộc cư trú (ví dụ: học sinh có thể nói về phong túc, tập quán, lễ hội, ấm thực, ca múa,… của các dân tộc). 

Gợi ý đáp án:

Du lịch Tây Bắc

   Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc nước ta, có chung đường biên giới với 2 nước Lào và Trung Quốc. Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc bao gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai. Vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái có điệu múa xòe hoa tiêu biểu được nhiều người biết đến. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H'Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,...sinh sống ở đây.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác