Video giảng sinh học 10 chân trời bài Ôn tập chương 3 (1 tiết)

Video giảng sinh học 10 chân trời bài Ôn tập chương 3 (1 tiết). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Tìm được từ khoá và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
  • Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập chương 3.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Em hãy kể tên các chủ đề chúng ta đã học ở chương 3.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Hệ thống hóa kiến thức

- Cô yêu cầu cả lớp cùng quan sát sơ đồ hệ thống kiến thức SGK tr.83 để HS nhớ lại các kiến thức đã học ở chương 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào

- Cô sẽ chuẩn bị bộ câu hỏi liên quan trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào, mỗi câu hỏi gồm 4 phương án lựa chọn để tổ chức trò chơi Chiếc nón kì diệu. (Danh sách câu hỏi ở phần Hồ sơ học tập).

- Lớp mình sẽ chia thành 4 nhóm nhỏ, sắp xếp vị trí ngồi để các nhóm thuận tiện trao đổi, làm việc nhóm. Có tổng cộng 15 câu hỏi. Mỗi câu hỏi sẽ có 4 phương án trả lời với thời gian suy nghĩ của mỗi câu là 15s. Các đội chơi lần lượt quay  “chiếc nón kì diệu” (mô phỏng trên ppt) để giành quyền trả lời câu hỏi. Số điểm của mỗi câu hỏi sẽ tương ứng với số điểm mà đội chơi quay được. Các đội khác có thể giành điểm nếu đội đang chơi đưa ra đáp án sai. Hết 15 câu hỏi, đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng.

Video trình bày nội dung:

Câu trả lời cho các câu hỏi của HS trong trò chơi “Chiếc nón kì diệu”.

Nội dung 2: Hướng dẫn giải bài tập

Trước khi bắt đầu với nội dung số 2, cô muốn chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

Câu 1: So sánh tốc độ hô hấp tế bào trong các trường hợp sau: (a) người đang chạy, (b) người đang ngủ, (c) người đang đi bộ. Giải thích.

Câu 2: Hình 1 mô tả quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Hãy cho biết (1), (2), (3) là hình thức vận chuyển gì? Phân biệt các hình thức vận chuyển đó.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGTrước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Em hãy kể tên các chủ đề chúng ta đã học ở chương 3.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCNội dung 1: Hệ thống hóa kiến thức- Cô yêu cầu cả lớp cùng quan sát sơ đồ hệ thống kiến thức SGK tr.83 để HS nhớ lại các kiến thức đã học ở chương 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào- Cô sẽ chuẩn bị bộ câu hỏi liên quan trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào, mỗi câu hỏi gồm 4 phương án lựa chọn để tổ chức trò chơi Chiếc nón kì diệu. (Danh sách câu hỏi ở phần Hồ sơ học tập).- Lớp mình sẽ chia thành 4 nhóm nhỏ, sắp xếp vị trí ngồi để các nhóm thuận tiện trao đổi, làm việc nhóm. Có tổng cộng 15 câu hỏi. Mỗi câu hỏi sẽ có 4 phương án trả lời với thời gian suy nghĩ của mỗi câu là 15s. Các đội chơi lần lượt quay  “chiếc nón kì diệu” (mô phỏng trên ppt) để giành quyền trả lời câu hỏi. Số điểm của mỗi câu hỏi sẽ tương ứng với số điểm mà đội chơi quay được. Các đội khác có thể giành điểm nếu đội đang chơi đưa ra đáp án sai. Hết 15 câu hỏi, đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng.Video trình bày nội dung:Câu trả lời cho các câu hỏi của HS trong trò chơi “Chiếc nón kì diệu”.Nội dung 2: Hướng dẫn giải bài tậpTrước khi bắt đầu với nội dung số 2, cô muốn chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:Câu 1: So sánh tốc độ hô hấp tế bào trong các trường hợp sau: (a) người đang chạy, (b) người đang ngủ, (c) người đang đi bộ. Giải thích.Câu 2: Hình 1 mô tả quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Hãy cho biết (1), (2), (3) là hình thức vận chuyển gì? Phân biệt các hình thức vận chuyển đó.Câu 3: Tại sao khi rửa rau, quả, chúng ta không nên ngâm trong nước muối quá lâu?Câu 4: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích.a) Nước được vận chuyển qua màng nhờ các kênh aquaporin.b) Sau phản ứng, cả cơ chất và enzyme đều bị biến đổi cấu trúc.c) Pha tối của quang hợp có thể diễn ra bình thường trong điều kiện không có ánh sáng.d) Nếu màng trong ti thể bị hỏng thì chuỗi chuyền electron vẫn diễn ra bình thường.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 3: Tại sao khi rửa rau, quả, chúng ta không nên ngâm trong nước muối quá lâu?

Câu 4: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích.

a) Nước được vận chuyển qua màng nhờ các kênh aquaporin.

b) Sau phản ứng, cả cơ chất và enzyme đều bị biến đổi cấu trúc.

c) Pha tối của quang hợp có thể diễn ra bình thường trong điều kiện không có ánh sáng.

d) Nếu màng trong ti thể bị hỏng thì chuỗi chuyền electron vẫn diễn ra bình thường.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Để củng cố lại kiến thức, bây giờ chúng ta cùng hoàn thành nhanh các bài tập sau đây:

Câu 1: Động năng là

A. Năng lượng củi khô chưa đốt

B. Năng lượng của hợp chất hữu cơ

C. Năng lượng bình ắc quy chưa sử dụng

D. Năng lượng sẵn sàng sinh công

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là D. Năng lượng sẵn sàng sinh công

Câu 2: Năng lượng tồn tại chủ yếu trong tế bào là

A. hóa năng, động năng   

B. nhiệt năng, thế năng

C. điện năng, động năng   

D. hóa năng

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là D. hóa năng

Câu 3: Bazo nito của phân tử ATP là

A. adenin    

B. timin    

C. guanin    

D. xitozin

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là A. adenin    

Câu 4: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa theo trạng thái tồn tại của chúng là

A. động năng và thế năng   

B. hóa năng và điện năng

C. điện năng và thế năng   

D. động năng và hóa năng

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là A. động năng và thế năng   

Câu 5: Bản chất của quá trình chuyển hóa vật chất là quá trình

A. quang hóa, dị hóa   

B. đồng hóa và quang hóa

C. tự dưỡng, dị dưỡng   

D. đồng hóa và dị hóa

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là D. đồng hóa và dị hóa

....

Nội dung video bài Ôn tập chương III còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác