Video giảng sinh học 10 chân trời bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn
Video giảng sinh học 10 chân trời bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 30: ỨNG DỤNG CỦA VIRUS TRONG Y HỌC VÀ THỰC TIỄN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học, trong y học và nông nghiệp, sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.
- Giải thích được vì sao phage được sử dụng để làm vector chuyển gene.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Trong lúc thảo luận với nhau về chủ đề virus, bạn A nói: “Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc nên nó là đối tượng gây bệnh cho các sinh vật khác chứ hoàn toàn không có lợi.”. Bạn B thì cho rằng “Mọi vật đều có 2 mặt của nó có lợi và có hại. Virus cũng thế”. Theo em, ý kiến của bạn nào là phù hợp? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu một số thành tựu ứng dụng virus trong y học.
Cô sẽ chia lớp thành những nhóm 4-6 HS rồi tổ chức cho các nhóm đọc thông tin mục I, thảo luận về các nội dung trong SGK và hoàn thành phiếu học tập (file đính kèm phía dưới hoạt động. Cả lớp hãy rút ra nội dung trọng tâm như trong SGK, trang 146. Sau đó trả lời LT1 trang 145, LT2 trang 146 SGK.
LT1: So với cách làm truyền thống, việc ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học có những ưu điểm gì?
LT2: Khi sử dụng insuline để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý đến điều gì?
Video trình bày nội dung:
- HS hoàn thành phiếu học tập
Trả lời:
LT1.
- Do virus có khả năng nhân lên rất nhanh (so với quá trình nhân đôi của vi khuẩn) trong tế bào vật chủ, do vậy gene mong muốn sản xuất chế phẩm (được cài xen vào hệ gene của virus) được nhân lên nhanh chóng, tạo ra lượng chế phẩm lớn hơn so với phương pháp thông thường.
LT2.
- Khi sử dụng insuline để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
+ Do insuline có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nên khi tiêm thuốc cần tránh nguy cơ hạ đường huyết. Do đó là nên tiêm insuline ngay trước bữa ăn. Tùy loại insuline mà thời gian tiêm đến khi ăn là khác nhau.
+ Nên tiêm insuline theo đường tĩnh mạch để tránh insuline bị phân hủy bởi các enzyme có mặt ở dưới mô da.
+ Khi tiêm nên lăn lọ thuốc để làm ấm và trộn đều thuốc, không nên lắc mạnh lọ vì dễ tạo ra bọt khí và khi rút insuline vào bơm tiêm thì khí có thể lọt vào bơm tiêm.
+ Không nên tự ý sử dụng insuline mà cần đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách sử dụng.
Nội dung 2: Ứng dụng của virus trong nông nghiệp
Trước khi bắt đầu với nội dung số 2, cô muốn chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
CH5. Hãy nêu một số thành tựu về ứng dụng của virus trong thực tiễn
LT3. Hãy phân biệt quá trình hấp thụ, xâm nhập vào tế bào chủ của phage, virus trần, virus có vỏ ngoài trong thực tiễn.
LT4. Giải thích vì sao virus chỉ xâm nhập vào tế bào của vật chủ nhất định
Video trình bày nội dung:
………..
Nội dung video bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.