Video giảng sinh học 10 chân trời bài 12: Thực hành - Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Video giảng sinh học 10 chân trời bài 12: Thực hành - Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 12. THỰC HÀNH: SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Làm được thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống.
- Làm được thí nghiệm và quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh (tế bào hành, tế bào máu,....).
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Màng sinh chất có tính bán thấm (thấm chọn lọc). Vậy nếu tế bào đã chết thì màng sinh chất còn giữ được tính bán thấm không? Bằng cách nào để chứng minh được điều đó?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Quan sát để trải nghiệm
Cô sẽ chia lớp thành ba nhóm, các nhóm đọc các tình huống và quan sát những hình ảnh trong mục 1, phần II (SGK tr.61):
a. Khi hầm canh khoai tây với củ dền đỏ, nếu để lâu thì khoai tây sẽ bị đổi màu.
b. Khi ngâm rau, củ, quả trong nước muối có nồng độ cao làm cho rau, củ, quả dễ bị nhiễm mặn, giập nát, khi nấu lên sẽ mất độ ngon.
c. Khi súc miệng bằng nước muối có nồng độ cao sẽ làm tổn thương các tế bào ở niêm mạc miệng.
Video trình bày nội dung:
* Gợi ý một số câu hỏi giả định:
STT | Nội dung vấn đề | Câu hỏi giả định |
1 | Hầm canh khoai tây với củ dền đỏ, nếu để lâu thì khoai tây sẽ bị đổi màu. | Có phải sắc tố từ củ dền đỏ đã ngấm vào khoai tây? |
2 | Nước muối có nồng độ cao làm cho rau, củ, quả dễ bị nhiễm mặn, giập nát, khi nấu lên sẽ mất độ ngon. | Có phải khi ngâm rau, củ, quả trong nước muối có nồng độ cao sẽ làm cho tế bào thực vật bị co nguyên sinh? |
3 | Nước muối có nồng độ cao sẽ làm tổn thương các tế bào ở niêm mạc miệng. | Có phải nước muối có nồng độ cao sẽ làm các tế bào niêm mạc miệng bị mất nước dẫn đến tổn thương? |
Nội dung 2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết
Chúng ta hãy cùng thảo luận nội dung trong SGK theo mẫu phiếu số 2. Cả lớp hãy đặt ra các phương án chứng minh giả thuyết khác nhau với mỗi giả thuyết đã đưa ra, sau đó, các nhóm thảo luận để chọn phương án khả thi nhất.
Video trình bày nội dung:
Gợi ý các giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết:
STT | Nội dung giả thuyết | Phương án kiểm chứng giả thuyết |
1 | Hầm canh khoai tây với củ dền đỏ, nếu để lâu thì khoai tây sẽ bị đổi màu. | Ngâm các lát khoai tây sống và chín vào dung dịch màu để kiểm tra tính thấm của tế bào. |
2 | Nước muối có nồng độ cao làm cho rau, củ, quả dễ bị nhiễm mặn, giập nát, khi nấu lên sẽ mất độ ngon. | Ngâm tế bào thực vật vào môi trường ưu trương và nhược trương để quan sát hiện tượng xảy ra đối với tế bào. |
3 | Nước muối có nồng độ cao sẽ làm tổn thương các tế bào ở niêm mạc miệng. | Ngâm tế bào động vật vào môi trường ưu trương và nhược trương để quan sát hiện tượng xảy ra đối với tế bào. |
………..
Nội dung video bài 12: Thực hành sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.