Video giảng sinh học 10 chân trời bài 13: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào

Video giảng sinh học 10 chân trời bài 13: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 13: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Phát biểu được khái niệm chuyển hoá năng lượng trong tế bào.
  • Phân biệt được các dạng năng lượng trong chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
  • Giải thích được năng lượng được tích luỹ và sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào là dạng hoá năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hoá học).
  • Phân tích được cấu tạo và chức năng của ATP về giá trị năng lượng sinh học.
  • Trình bày được quá trình tổng hợp và phân giải ATP gần liền với quá trình tích luỹ, giải phóng năng lượng.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Các em có biết, vì sao khi hoạt động mạnh, thân nhiệt chúng ta lại tăng cao hơn lúc bình thường và nhịp thở cũng dồn dập hơn?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Năng lượng và chuyển hóa năng lượng

Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

  • Trong tế bào, năng lượng tồn tại dưới những dạng nào? Nêu đặc điểm của các dạng năng lượng.
  • Theo em, thế nào là chuyển hóa năng lượng? Em hãy nêu ví dụ về chuyển hóa năng lượng.

Video trình bày nội dung:

1. Các dạng năng lượng

- Trong tế bào, năng lượng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như hóa năng, điện năng, nhiệt năng, cơ năng.

+ Hoá năng là dạng năng lượng dự trữ trong các liên kết hoá học; là dạng năng lượng chủ yếu được sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào.

+ Điện năng được tạo ra khi có sự chênh lệch nồng độ các ion trái dấu ở hai phía của màng tế bào; 

+ Nhiệt năng được sinh ra trong quá trình chuyển hoá chất; 

+ Cơ năng được sinh ra trong quá trình co cơ, vận động của các cơ quan hay sự di chuyển của các chất. 

2. Sự chuyển hóa năng lượng

- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.

Ví dụ: 

+ Hóa năng chuyển hóa thành nhiệt năng (trong hô hấp tế bào); 

+ Quang năng chuyển hóa thành hóa năng (trong quang hợp),...

- Trong tế bào, chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.

Nội dung 2. ATP - “đồng tiền” năng lượng của tế bào

Trước khi bắt đầu với nội dung số 2, cô muốn chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

  • Em hiểu thế nào là ATP? Liên kết cao năng là gì?
  • Em hãy trình bày quá trình tổng hợp và phân giải ATP.

Video trình bày nội dung:

1. Cấu tạo và chức năng của ATP

- ATP (adenosine triphotphate) là hợp chất mang năng lượng do có các nhóm photphate chứa liên kết cao năng.

- Liên kết cao năng là loại liên kết khi bẻ gãy sẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng.

2. Quá trình tổng hợp và phân giải ATP

- Tính chất quan trọng của ATP là dễ biến đổi thuận nghịch để giải phóng hoặc tích lũy năng lượng.

- Khi tế bào sử dụng ATP để cung cấp năng lượng, ATP sẽ bị phân giải tạo thành ADP (Adenosine diphosphate), giải phóng một nhóm phosphate. 

- Nhóm phosphate này sẽ liên kết với chất cần được cung cấp năng lượng. 

- Sau khi hoạt động chức năng, nhóm phosphate liên kết trở lại với ADP để hình thành ATP.

………..

Nội dung video bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác