Video giảng sinh học 10 chân trời bài 31: Virus gây bệnh
Video giảng sinh học 10 chân trời bài 31: Virus gây bệnh. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 31: VIRUS GÂY BỆNH
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật và cách phòng chống.
- Giải thích được các bệnh do virus lây lan thường nhanh, rộng, có nhiều biến thể.
- Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Khi người bệnh (do nhiễm virus) hắt hơi, virus theo hàng ngàn giọt bắn bay vào không khí và có khả năng lây truyền bệnh cho người khác. Ngoài ra, virus còn có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Để hạn chế sự lây nhiễm virus, chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu các phương thức lây truyền bệnh do virus gây ra ở người, động vật và thực vật.
Cô sẽ chia lớp thành những nhóm 4-6 HS rồi tổ chức cho các nhóm đọc thông tin trong SGK thảo luận về các câu hỏi 1,2,3,4 trang 148 SGK và hoàn thành vào phiếu học tập (file đính kèm phía dưới hoạt động.
- Sau đó cả lớp hãy trả lời LT1 trang 145, LT2 trang 146 SGK.
LT1: So với cách làm truyền thống, việc ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học có những ưu điểm gì?
LT2: Khi sử dụng insuline để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý đến điều gì?
Sản phẩm dự kiến:
- HS hoàn thành phiếu học tập
Trả lời:
LT1.
- Do virus có khả năng nhân lên rất nhanh (so với quá trình nhân đôi của vi khuẩn) trong tế bào vật chủ, do vậy gene mong muốn sản xuất chế phẩm (được cài xen vào hệ gene của virus) được nhân lên nhanh chóng, tạo ra lượng chế phẩm lớn hơn so với phương pháp thông thường.
LT2.
- Khi sử dụng insuline để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
+ Do insuline có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nên khi tiêm thuốc cần tránh nguy cơ hạ đường huyết. Do đó là nên tiêm insuline ngay trước bữa ăn. Tùy loại insuline mà thời gian tiêm đến khi ăn là khác nhau.
+ Nên tiêm insuline theo đường tĩnh mạch để tránh insuline bị phân hủy bởi các enzyme có mặt ở dưới mô da.
+ Khi tiêm nên lăn lọ thuốc để làm ấm và trộn đều thuốc, không nên lắc mạnh lọ vì dễ tạo ra bọt khí và khi rút insuline vào bơm tiêm thì khí có thể lọt vào bơm tiêm.
+ Không nên tự ý sử dụng insuline mà cần đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách sử dụng.
Nội dung 2: Cách phòng chống bệnh do virus gây ra ở người, động vật và thực vật.
Theo em, để phòng chống bệnh do virus gây ra ở người, động vật, thực vật, chúng ta cần phải làm gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Để phòng chống bệnh do virus gây ra ở người, chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp chung như chăm sóc sức khỏe bản thân, tăng cường đề kháng….
Ngoài ra cũng cần phải tìm hiểu biểu hiện bệnh, cơ chế lây truyền của mỗi loại virus để có các cách phòng chống khác nhau.
- Để phòng chống bệnh do virus gây ra ở động vật, chúng ta cần phải: (SGK đã trình bày chi tiết, trang 150)
+ Tìm hiểu các triệu chứng bệnh, cơ chế lây bệnh.
+ cách li cá thể nhiễm bệnh khỏi bầy, đàn.
+ Không sử dụng các gia súc đã nhiễm virus. …
- Để phòng chống bệnh do virus gây ra ở thực vật, chúng ta cần phải: (SGK đã trình bày chi tiết, trang 151)
CH5. HS tham khảo file đính kèm phía dưới hoạt động.
LT3: Các phương pháp làm tăng sức đề kháng của con người, động vật và thực vật:
- Tăng cường dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh
- Chăm bón cây trồng hợp lí
- - Tiêm phòng vaccine cho người và động vật
- - Sử dụng thuốc hợp lí, đúng cách, đúng bệnh
- Chọn giống cây trồng, vật nuôi có sức sống tốt.
………..
Nội dung video bài 31: Virus gây bệnh còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.