Video giảng sinh học 10 chân trời bài 7: Thực hành - Xác định một số thành phần hóa học của tế bào
Video giảng sinh học 10 chân trời bài 7: Thực hành - Xác định một số thành phần hóa học của tế bào. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 7. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Tiến hành được thí nghiệm nhận biết các thành phần hoá học có trong tế bào như đường đơn, tinh bột, protein và lipid.
- Áp dụng được nguyên lí của các phản ứng hoá học đặc thù để nhận biết được từng loại phân tử sinh học.
- Có được các kĩ năng thao tác trong phòng thí nghiệm như pha hoá chất, sử dụng các dụng cụ và đặc biệt là các kĩ thuật an toàn phòng thí nghiệm, tránh bị bỏng, hoả hoạn, bị hoá chất bắn vào cơ thể và quần áo.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Trong buổi học trước, chúng ta đã biết một số phân tử sinh học trong tế bào, các em hãy kể tên các phân tử đó. Em hãy kể tên một số loại thực phẩm nào chứa nhiều protein, chất béo, glucose,…
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Quan sát
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- Đọc 6 tình huống, quan sát hình ảnh mục 1, phần II (SGK tr.33 – 34).
- Mỗi nhóm lựa chọn nghiên cứu hai tình huống.
- Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
Video trình bày nội dung:
Một số câu hỏi mẫu cho từng tình huống:
STT | Nội dung vấn đề | Câu hỏi giả định |
1 | Các loại quả chín có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể. | Chất nào trong quả chín có vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào? |
2 | Gạo, bột mì,... được dùng làm nguyên liệu để tạo hồ tỉnh bột. | Có phải trong gạo, bột mì,... có chứa tỉnh bột? |
3 | Ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout. | Chất nào trong thịt, có, trứng, sữa,... gây ra bệnh Gout? |
4 | Hạt lạc (đậu phộng) hoặc mè, đậu nành,... được dùng làm nguyên liệu sản xuất dầu thực vật. | Chất nào trong hạt lạc (đậu phông) hoặc mè, đậu nành,... được dùng để sản xuất dầu thực vật? |
5 | Lá tươi để lâu ngày sẽ dần bị héo và khô. | Khi để lá tươi lâu ngày, có phải các chất chứa trong lá đã mất đi? |
6 | Các loại rau, củ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, cung cấp vitamin,... | Các loại rau, củ đã cung cấp những chất gì cho cơ thể? |
Nội dung 2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Thảo luận nội dung trong SGK theo mẫu phiếu số 2
Video trình bày nội dung:
Gợi ý các giả thuyết và phương án chứng minh:
STT | Nội dung giả thuyết | Phương án kiểm chứng giả thuyết |
1 | Trong các loại quả chín có glucose. | Glucose có tính khử nên có thể dùng chết có tính oxi hoá để nhận biết. |
2 | Trong gạo, bột mì,… có chứa tinh bột. | Dùng iodine để kiểm tra sự có mặt của tinh bột. |
3 | Nếu ăn quá thừa protein sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh Gout. | Dùng CuSO4 để kiểm tra sự có mặt của protein. |
4 | Trong hạt lạc (đậu phông) hoặc mè, đậu nành,…có chứa lipid | Dùng Sudan III để kiểm tra sự có mặt của lipid. |
5 | Khi để lâu ngày, nước trong lá thoát ra làm lá bị khô. | Dùng tác nhân nhiệt độ để kiểm tra sự có mặt của nước. |
6 | Trong các loại rau, củ có chứa nhiều muối khoáng. | Sử dụng các chất hoá học cho phản ứng đặc trưng với các ion khoáng để kiểm tra sự có mặt của chúng. |
………..
Nội dung video bài 7: Thực hành – Xác định một số thành phần hóa học của tế bào còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.