Video giảng sinh học 10 chân trời bài Ôn tập chương 2

Video giảng sinh học 10 chân trời bài Ôn tập chương 2. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

ÔN TẬP CHƯƠNG 2

Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Tìm được từ khóa và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về cấu trúc tế bào.
  • Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập chương 2.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Em hãy kể tên các chủ đề chúng ta đã học ở chương 2.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Hệ thống hóa kiến thức

Cả lớp hãy quan sát sơ đồ hệ thống hóa kiến thức (SGK tr.54) để HS nhớ lại các kiến thức đã học trong chương 2. Chúng ta sẽ cùng tham gia trò chơi “Ai là triệu phú” để hệ thống hóa các kiến thức đã học trong chương 2: Cấu trúc tế bào. Cô sẽ chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm là một đội chơi. Đội chơi nào đưa ra được nhiều câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

Video trình bày nội dung:

Câu trả lời cho các câu hỏi của HS trong trò chơi Ai là triệu phú.

Nội dung 2: Hướng dẫn giải bài tập

Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng thảo luận để hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập. (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

1. Chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ trong hình dưới đây.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGTrước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Em hãy kể tên các chủ đề chúng ta đã học ở chương 2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCNội dung 1: Hệ thống hóa kiến thứcCả lớp hãy quan sát sơ đồ hệ thống hóa kiến thức (SGK tr.54) để HS nhớ lại các kiến thức đã học trong chương 2. Chúng ta sẽ cùng tham gia trò chơi “Ai là triệu phú” để hệ thống hóa các kiến thức đã học trong chương 2: Cấu trúc tế bào. Cô sẽ chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm là một đội chơi. Đội chơi nào đưa ra được nhiều câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.Video trình bày nội dung:Câu trả lời cho các câu hỏi của HS trong trò chơi Ai là triệu phú.Nội dung 2: Hướng dẫn giải bài tậpĐể hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng thảo luận để hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập. (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).1. Chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ trong hình dưới đây.2. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 - 7 μm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bao bọc.b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.d. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.e. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: lưới nội chất, tế bào chất và nhân tế bào.g. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.h. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn lam.i. Chỉ có tế bào thực vật và tế bào nấm mới có thành tế bào.3. Khi bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh nhân thường được kê đơn thuốc có chứa kháng sinh. Tại sao kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn mà ít gây ảnh hưởng đến tế bào người?4. Tại sao khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) thường ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra?5. Tại sao lá ở một số loài thực vật (tía tô, rau dền, huyết dụ,...) lại có màu đỏ hoặc tím trong khi lá ở các loài khác thì không?6. Khi hình dạng tế bào thay đổi có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, ví dụ: Tế bào hồng cầu bình thường có hình đĩa, khi bị đột biến có hình liềm (bệnh hồng cầu hình liềm). Hãy tìm hiểu thông tin về bệnh hồng cầu hình liềm và cho biết sự thay đổi hình dạng của tế bào hồng cầu đã gây ra những hậu quả gì.- GV giới hạn cho các nhóm thời gian thảo luận là 20 phút. Sau đó, GV mời đại diện các nhóm lên bốc thăm để trả lời các câu hỏi. Các nhóm bốc được số nào sẽ trả lời câu hỏi tương ứng với số thứ tự đó.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

2. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.

a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 - 7 μm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bao bọc.

b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.

c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.

d. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.

e. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: lưới nội chất, tế bào chất và nhân tế bào.

g. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.

h. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn lam.

i. Chỉ có tế bào thực vật và tế bào nấm mới có thành tế bào.

3. Khi bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh nhân thường được kê đơn thuốc có chứa kháng sinh. Tại sao kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn mà ít gây ảnh hưởng đến tế bào người?

4. Tại sao khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) thường ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra?

5. Tại sao lá ở một số loài thực vật (tía tô, rau dền, huyết dụ,...) lại có màu đỏ hoặc tím trong khi lá ở các loài khác thì không?

6. Khi hình dạng tế bào thay đổi có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, ví dụ: Tế bào hồng cầu bình thường có hình đĩa, khi bị đột biến có hình liềm (bệnh hồng cầu hình liềm). Hãy tìm hiểu thông tin về bệnh hồng cầu hình liềm và cho biết sự thay đổi hình dạng của tế bào hồng cầu đã gây ra những hậu quả gì.

- GV giới hạn cho các nhóm thời gian thảo luận là 20 phút. Sau đó, GV mời đại diện các nhóm lên bốc thăm để trả lời các câu hỏi. Các nhóm bốc được số nào sẽ trả lời câu hỏi tương ứng với số thứ tự đó.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Khung xương tế bào không có đặc điểm nào sau đây?

A. Gồm các thành phần: vi ống, vi sợi, sợi trung gian

B. Tạo hình dạng xác định cho tế bào động vật

C. Giúp tế bào di chuyển

D. Bảo vệ tế bào và các cơ quan

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là D. Bảo vệ tế bào và các cơ quan

Câu 2: Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động có tính chọn lọc là:

A. Có ATP, kênh protein vận chuyển đặc hiệu

B. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính của lỗ màng, có sự chênh lệch nồng độ.

C. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có phân tử protein đặc hiệu

D. Có sự thẩm thấu hoặc khuếch tán

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là C. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có phân tử protein đặc hiệu

Câu 3: Trình tự di chuyển của protein từ nơi được tạo ra đến khi tiết ra ngoài tế bào là:

A. Lưới nội chất hạt -> bộ máy Gôngi -> màng sinh chất

B. Lưới nội chất trơn -> lưới nội chất hạt -> màng sinh chất

C. Bộ máy Gôngi -> lưới nội chất trơn -> màng sinh chất

D. Lưới nội chất hạt -> riboxom -> màng sinh chất

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là A. Lưới nội chất hạt -> bộ máy Gôngi -> màng sinh chất

Câu 4: Đặc điểm chỉ có ở ti thể mà không có ở lục lạp là

A. Làm nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng

B. Có ADN dạng vòng và riboxom

C. Màng trong gấp khúc tạo nên các mào

D. Được sinh ra bằng hình thức phân đôi

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là C. Màng trong gấp khúc tạo nên các mào

Câu 5: Lục lạp và ti thể là 2 loại bào quan có khả năng tự tổng hợp protein cho riêng mình. Vì lí do nào sau đây mà chúng có khả năng này?

A. Đều có màng kép và riboxom

B. Đều có ADN dạng vòng và riboxom

C. Đều tổng hợp được ATP

D. Đều có hệ enzym chuyển hóa năng lượng

Video trình bày nội dung:

=> Đáp án đúng là B. Đều có ADN dạng vòng và riboxom

………..

Nội dung video bài Ôn tập chương II còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác