Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu thông dụng

Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu thông dụng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 8. MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU THÔNG DỤNG

Rất vui được đón chào các em học sinh tham dự buổi học hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.

- Biết cách tìm hiểu và rút ra kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng.

- Nêu được cách sử dụng một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

- Mở đầu bài học, cô yêu cầu các em hãy quan sát hình ảnh trong SGK, thảo luận cặp đôi, hoàn thành bảng:

Tên bộ một số bộ phậnVật liệu làm nên bộ phậnChất tạo nên vật liệu
Lốp xe  
Cửa kính  
Động cơ  
Tay nắm  
....  

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu một số vật liệu thông dụng

Bây giờ, các nhóm hoàn thành phiếu học tập 1 để biết được tính chất, dứng dụng và cách sử dụng an toàn hiệu quả của các vật liệu đó.

Sau đó, các nhóm làm việc độc lập và tìm hiểu các nhiệm vụ riêng như sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nhựa, kim loại

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về cao su, thủy tinh

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về gốm, gỗ.

Video trình bày nội dung:

1. Tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng

*Nhựa:

+ Dễ tạo hình, nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, bền với môi trường

+ Nhựa được dùng chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống.

+ Không nên để vật liệu bằng nhựa nơi có nhiệt độ cao. Hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần.

* Kim loại:

+ Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

+ Sử dụng làm vật dụng, máy móc, phương tiện trong cuộc sống hằng ngày.

+ Khi sử dụng vật liệu kim loại cần chú ý về tính dẫn điện và dẫn nhiệt của vật. Sơn lên bề mặt kim loại để không bị gỉ.

* Cao su

+ Có khả năng chịu mài mòn, cách điện, không thấm nước.

+ Khi sử dụng không nên để ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không nên tiếp xúc với hóa chất và đồ sắc nhọn.

* Thủy tinh:

+ Không thấm nước, trong suốt

+ Khi sử dụng cần cẩn thận, tránh đổ vỡ, không để vật cứng đè lên.

*Gốm: cứng, bền, cách điện tốt, chịu nhiệt độ cao.

* Gỗ: bền chắc, dễ tạo hình, dùng làm đồ dùng nội thất

2. Sử dụng các vật liệu đảm bảo sự phát triển bền vững

+ Cần bảo quản và sử dụng đúng cách

+ Khuyến khích dùng vật liệu có thể tái sử dụng.

Nội dung 2: Tìm hiểu về một số nhiên liệu thông dụng

HS thảo luận theo nhóm với cùng nhiệm vụ, thảo luận bốn câu hỏi sau:

+ C1: Thảo luận nhóm, phân tích, tìm hiểu một số nhiên liệu về: phân loại nhiên liệu, cho ví dụ (kể tên một số loại nhiên liệu), tính chất, ứng dụng.

+ C2:  Đề xuất phương án kiểm chứng xăng nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

+ C3: An ninh năng lượng là gì? Vì sao phải bảo đảm an ninh năng lượng?

Video trình bày nội dung:

Phân loạiVí dụTính chấtỨng dụng
Nhiên liệu rắnThan, gỗ củi, mùn cưa, vỏ trấu…Than cháy, tỏa nhiều nhiệtDùng đun nấu, sưởi ấm,.. là nhiên liệu trong công nghiệp
Nhiên liệu lỏngXăng, dầu, cồn…Dễ bắt cháy, dễ bay hơiChạy động cơ, là nhiên liệu trong ngành công nghiệp, giao thông…
Nhiên liệu khíDầu mỏ, khí hóa lỏng…Dễ cháy và lan tỏa nhiều nhiệt.là nhiên liệu trong ngành điện, gốm sứ…

……………………………..

Nội dung video Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu thông dụng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác