Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 30: Các dạng năng lượng
Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 30: Các dạng năng lượng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 10 : NĂNG LƯỢNG
BÀI 30 : CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Phân loại được năng lượng theo tiêu chí
- Từ tranh ảnh (hình vẽ hoặc học liệu điện tử) hiện tượng trong khoa học hoặc thực tế, lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Theo em, các dạng năng lượng đã được học ở tiểu học đã đầy đủ chưa? Trong khoa học và đời sống, còn có thêm các dạng năng lượng nào khác không? Nếu không có năng lượng thì chúng ta có thể làm được bất cứ việc nào không? Để tìm câu trả lời, chúng ta hãy cùng đến với Bài 30 : Các dạng năng lượng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG GẮN VỚI CHUYỂN ĐỘNG
+ Nhóm 1: Tìm hiểu năng lượng điện
+ Nhóm 2: Tìm hiểu năng lượng nhiệt
+ Nhóm 3: Tìm hiểu năng lượng ánh sáng
+ Nhóm 4: Tìm hiểu năng lượng âm thanh
Video trình bày nội dung:
Các dạng năng lượng gắn với chuyển động
*Năng lượng điện:
- Được cung cấp năng lượng từ các nhà máy điện, pin…
- Ví dụ: Năng lượng được vận hành các máy móc, thiết bị điện như đèn pin, tivi…
*Năng lượng nhiệt:
- Được sinh ra từ các nguồn nhiệt
- Ví dụ: mặt trời, bếp gas, bóng đèn sợi đốt, xăng, dầu, than bị đốt cháy…
*Năng lượng ánh sáng:
- Được phát ra từ nguồn sáng
- Ví dụ: mắt trời, đèn…
*Năng lượng âm thanh:
- Lan truyền từ các nguồn âm
- Ví dụ: Các nguồn âm khi rung động đều tạo ra âm như: chuông, loa, tiếng nói…
NỘI DUNG 2 : TÌM HIỂU VỀ DẠNG NĂNG LƯỢNG LƯU TRỮ
+ Nhóm 1: Tìm hiểu thế năng hấp dẫn
+ Nhóm 2: Tìm hiểu thế năng đàn hồi
+ Nhóm 3: Tìm hiểu năng lượng hóa học
+ Nhóm 4: Tìm hiểu năng lượng hạt nhân
Video trình bày nội dung:
Các dạng năng lượng gắn với chuyển động
*Thế năng hấp dẫn:
- Do vật ở trên cao so với mặt đất (ngay cả khi vật không chuyển động).
- Ví dụ: Nước chứa trong hồ thủy điện, cánh diều trên bầu trời…
*Thế năng đàn hồi:
- Được sinh ra khi làm vật biến dạng.
- Ví dụ: ngồi lên đệm, kéo dây cung, kéo lò xo…
*Năng lượng hóa học:
- Sinh ra do phản ứng hóa học của các chất.
- Ví dụ: Năng lượng được lưu trữ trong các que diêm, pháo hoa…Năng lượng này sẽ được giải phóng khi có phản ứng hóa học.
*Năng lượng hạt nhân:
- Năng lượng được lưu trữ trong tâm của nguyên tử.
- Ví dụ: Tàu ngầm nguyên tử, mặt trời, ngôi sao…
NỘI DUNG 3: NĂNG LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CÓ KHẢ NĂNG TÁC DỤNG LỰC
+ Lò xo bị nén với lực lớn hơn hình nào: Hình 30.2b hay hình 30.2d?
+ Em hãy lấy thêm ví dụ về năng lượng và tác dụng lực.
Video trình bày nội dung:
Năng lượng và khả năng tác dụng lực
- Để có tác dụng lực thì phải có năng lượng.
- Nếu không có năng lượng, không thể tác dụng lực, qua đó không thể làm bất cứ công việc gì.
=> Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
Ví dụ: Xe nâng hàng hóa trong nhà kho, siêu thị…
Nội dung video Bài 30: “Các dạng năng lượng” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.