Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian
Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3. ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN
Mến chào các em học sinh yêu quý!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian
- Dùng thước, cân, đồng hồ chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
- Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ (thực hiện đúng các thao tác, không yêu cầu tìm sai số).
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi: Em hãy lấy một ví dụ về một số hiện tượng mà em biết?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu sự cảm nhận hiện tượng
HS quan sát hình 3.1 và 3.2 sgk và trả lời câu hỏi:
+ Nhìn vào hình 3.1, liệu em có thể khẳng định được hình tròn màu đỏ (hình a) và hình (b) to bằng nhau không?
+ Dựa vào hình 3.2 hãy sắp xếp các đoạn thẳng (nằm ngang) trên mỗi hình 3.2a và 3.2b theo thứ tự từ ngắn đến dài và kiểm tra kết quả.
Video trình bày nội dung:
- Đôi khi, giác quan có thể làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát.
- Để có thể đánh giá về hiện tượng một cách khách quan, không bị phụ thuộc vào cảm giác chủ quan thì người ta thực hiện các phép đo.
- Cách lấy ví dụ: Chuẩn bị sẵn một cốc nước và ống hút bằng nhựa. Trải nghiệm hiện tượng nhìn thấy ống hút bị gấp khúc.
Nội dung 2. Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo chiều dài
- GV yêu cầu HS:
+ Đưa ra một số đơn vị đo chiều dài mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?
+ Đưa ra một số dụng cụ đo chiều dài mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?
Video trình bày nội dung:
- Đơn vị đo chiều dài là mét, kí hiệu là m.
- Một số đơn vị đo chiều dài khác:
Đơn vị | Kí hiệu | Đổi ra mét |
Kilomét | km | 1000m |
Mét | m | 1m |
Decimét | dm | 0,1m |
Centimét | cm | 0,01m |
Milimét | mm | 0,001m |
Micromét | um | 0,000001m |
- Dụng cụ đo chiều dài: thước dây, thước nhựa…
Nội dung 3: Thực hành đo chiều dài, tập ước lược chiều dài
- GV đặt câu hỏi: Khi đặt mắt nhìn như hình 3.6a hoặc 3.6b thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả đo?
Video trình bày nội dung:
- Cách đặt mắt:
+ Nếu đặt mắt như hình 3.6a sgk thì kết quả bằng số nhìn thấy trừ đi một vạch.
+ Ở hình 3.6b sgk thì kết quả bằng số nhìn thấy cộng thêm một vạch.
Ghi nhớ:
- Để cho chiều dài, người ta dùng thước.
+ Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ Độ chia nhỏ nhất là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
- Khi đo chiều dài bằng thước, cần:
+ ước lượng độ dài cần đo để chọn được thước đo phù hợp
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách
+ Đọc và ghi kết quả đúng quy định.
………..
Nội dung video bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.