Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch
Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 10: HỖN HỢP, CHẤT TINH KHIẾT, DUNG DỊCH
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.
- Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.
- Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.
- Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.
- Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch; các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
+ Em hãy kể tên những vật thể mà thành phần của chúng có hai hoặc nhiều chất trộn lẫn với nhau?
+ Các vật thể tạo nên từ hai hoặc nhiều chất, ta nói chúng là hỗn hợp. Vậy hỗn hợp là gì, có những loại hỗn hợp nào, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học – Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM HỖN HỢP, CHẤT TINH KHIẾT
Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
+ Thế nào là hỗn hợp, chất tinh khiết?
+ Nước muối sinh lí, bột canh là chất tinh khiết hay là hỗn hợp. Chỉ ra các thành phần nếu là hỗn hợp. Lấy các ví dụ khác về hỗn hợp?
+ Nếu loại bỏ chất sodium chloride ra khỏi nước muối sinh lí ta được nước có phải chất tinh khiết không?
Video trình bày nội dung:
- Khái niệm:
+ Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp.
+ Chất không lẫn chất nào được gọi là chất tinh khiết.
- Nước muối và bột canh là hỗn hợp. Trong nước muối sinh lí có hai chất thành là sodium chloride và nước; trong bột canh có nhiều chất thành phần như muối, đường,...
- Khi loại bỏ sodium chloride ra khỏi nước muối sinh lí ta được chất tinh khiết là nước.
Kết luận:
+ Hai hoặc nhiều chất thành phần trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp.
+ Trong hỗn hợp, các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
+ Chất tinh khiết là chất không lẫn chất nào khác.
NỘI DUNG 2: PHÂN BIỆT HỖN HỢP ĐỒNG NHẤT VÀ HỖN HỢP KHÔNG ĐỒNG NHẤT
- Dựa vào đặc điểm nào người ta nói nước muối là hỗn hợp đồng nhất, dầu ăn và nước là hỗn hợp không đồng nhất? Bột canh là hỗn hợp đồng nhất hay hỗn hợp không đồng nhất?
+ Em hãy lấy thêm một số ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.
Video trình bày nội dung:
2. Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.
- Trong hỗn hợp đồng nhất không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.
- Trong hỗn hợp không đồng nhất xuất hiện ranh giới giữa các thành phần
NỘI DUNG 3: PHÂN BIỆT HUYỀN PHÙ, NHŨ TƯƠNG VÀ DUNG DỊCH
- Em hãy thực hiện các thí nghiệm quan sát thành phần của huyên phù (ví dụ cốc nước cam vắt khuấy đều), nhũ tương (ví dụ: hỗn hợp dầu ăn và nước khuây đều), dung dịch (ví dụ nước muối) và chỉ ra sự khác nhau về các thành phần trong hỗn hợp tạo thành ở thí nghiệm trên.
- Em hãy chỉ ra một số khí có thể hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch.
Video trình bày nội dung:
+ Huyền phủ có chất rắn lơ lửng trong chất lỏng.
+ Nhũ tương có chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác.
+ Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
+ Chất có lượng (chiếm phần) nhiều hơn trong dung dịch thường được gọi là dung môi.
NỘI DUNG 4: TÌM HIỂU CHẤT RẮN HÒA TAN VÀ CHẤT RẮN KHÔNG HÒA TAN TRONG NƯỚC
+ Em hãy kể tên một số chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước mà em biết?
+ Chúng ta có thể kiểm tra một chất rắn hoà tan hay không hoà tan trong nước hay không?
Trong thực tế có những chất rắn tan được trong nước, có chất rắn
không tan trong nước. Vậy lượng chất rắn hoà tan trong nước phụ thuộc vào những yếu tố nào? GV hướng dẫn HS tiến hành hai thí nghiệm tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng đường hoà tan trong nước như SGK hướng dẫn, nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng đường hoà tan trong nước.
Video trình bày nội dung:
+ Bột đá vôi là chất rắn không hoà tan, muối ăn là chất rắn hoà tan.
+ Lượng chất rắn hoà tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, tỉ lệ chất rắn và nước.
Nội dung video Bài 10: “Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.