Video giảng Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

Video giảng Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 17 : ĐA DẠNG NGUYÊN SINH VẬT

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nhận biết được một số nguyên sinh vật như tảo lục đơn bào, tảo silic, trùng roi trùng giày, trùng biến hình thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật.

- Nêu được sự đa dạng và vai trò của nguyên sinh vật. 

- Nêu được một số bệnh, cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên. 

- Quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Hình 17.1 là hình ảnh quan sát một giọt nước ao, hồ dưới kính hiển vi. Em hãy quan sát và trao đổi với các bạn trong nhóm về số lượng và hình dạng các loài sinh vật có trong hình.

- Các loài quan sát được dưới kính hiển vi thuộc những nhóm sinh vật nào ? Tên gọi từng sinh vật là gì ? Vai trò của các loài đó trong tự nhiên là gì ?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG CỦA NGUYÊN SINH VẬT

- Em hãy quan sát hình 17.2 SGK, gọi tên, mô ta hình dạng và nêu đặc điểm nhận biết của các nguyên sinh vật.

- Trong các loài nguyên sinh vật nêu trên, loài nào có khả năng quang hợp? Từ đặc điểm nhận biết các loài, em hãy nêu đặc điểm chung của nguyên sinh vật.

Video trình bày nội dung:

- Động vật nguyên sinh có hơn 40 nghìn loài, phân bố khắp nơi: trong nước mặn, nước ngọt, trong đất ẩm, trong cơ thể nhiều nhóm động vật và người.

+ Tảo lục đơn bào: tế bào hình cầu, có màu xanh lục, mang nhiều hạt diệp lục.

+ Tảo silic: Cơ thể đơn bào, có nhiều hình dạng.

+ Trùng roi: Cơ thể đơn bào, hình thoi, có roi di chuyển.

+ Trùng giày: cơ thể đơn bào, hình đế giày, có lông bơi

+ Trùng biến hình: Cơ thể đơn bào, hình dạng không ổn định.

NỘI DUNG 2: TÌM HIỂU VAI TRÒ VÀ TÁC HẠI CỦA NGUYÊN SINH VẬT

- Em hãy quan sát hình 17.3 SGK, nêu vai trò của nguyên sinh vật với động vật?

- Em hãy quan sát hình 17.4 và 17.5sgk, thảo luận nhóm, chỉ ra các con đường có thể dẫn tới mắc bệnh sốt rét và bệnh kiết lị, từ đó đề xuất các biện pháp phòng tránh hai bệnh này.

Video trình bày nội dung:

1. Nguyên sinh vật là thức ăn của động vật

- Nguyên sinh vật là thức ăn cho động vật như cá, tôm, cua: trùng roi, trùng giày, tảo lục, tảo silic…

2. Một số nguyên sinh vật gây bệnh ở người

+ Bệnh sốt rét: Gây ra bởi kí sinh trùng sốt rét, lây truyền do muỗi Anopheles. 

+ Bệnh kiết lị: Các triệu chứng có thể bao gồm: đau bụng hoặc đau co rút từng con buồn nôn; nôn mửa; sốt trên 38 độ C; mất nước, có thể đe doạ tính mạng nếu không được điều trị. Bệnh kiết lị thường lây lan do vệ sinh kém. 

- Biện pháp phòng bệnh:

+ Bệnh sốt rét: đi ngủ buông màn, vệ sinh xung quanh nơi mình ở, xếp gọn quần áo…

+ Bệnh kiết lị: Thực hiện vệ sinh ăn uống, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch…

Nội dung video Bài 17: “Đa dạng nguyên sinh vật” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác